• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

TP.HCM: Tìm đầu ra cho rau an toàn

Nguồn tin: Nhân Dân, 06/10/2009
Ngày cập nhật: 6/10/2009

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, theo hướng xây dựng nền sản xuất nông nghiệp đô thị, TP Hồ Chí Minh đang hình thành các hợp tác xã (HTX) sản xuất rau an toàn. Bên cạnh những hộ nông dân vươn lên làm giàu từ sản xuất rau an toàn, nhiều nông dân vẫn loay hoay đi tìm đầu ra.

Hiện nay, thành phố đưa tiêu chuẩn VietGap (thực hành nông nghiệp tốt) vào sản xuất rau an toàn. Nhiều nông dân băn khoăn, khi sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, việc tiêu thụ rau an toàn có thuận lợi?

Hiệu quả bước đầu

Từ năm 2006 đến 2009, TP Hồ Chí Minh chuyển dịch 7.967 ha đất nông nghiệp sang sản xuất rau an toàn. Tại một số quận, huyện trồng rau đã ra đời các HTX rau an toàn: HTX Ngã Ba Rồng (xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn), HTX Phước An (xã Tân Phú Tây, huyện Bình Chánh), HTX Tân Phú Trung, Nhuận Ðức (huyện Củ Chi)... Các HTX này đã phần nào giải quyết đầu ra cho nông dân thông qua việc ký kết với các siêu thị Co.op Mart, Metro, Maximart, các trường học, các bếp ăn công nghiệp... Việc ký kết, cung ứng rau cho các siêu thị phần nào ổn định được đầu ra, đồng thời giá bán cao hơn so với ngoài thị trường tự do. Ông Võ Văn Xê, xã viên HTX Phước An (Bình Chánh) chia sẻ: "Gia đình tôi tham gia HTX ngay từ ngày đầu thành lập. Rau trồng ra bao nhiêu được HTX bao tiêu hết. Có thời điểm giá rau trên thị trường chỉ ở mức 1.400 đồng nhưng HTX vẫn thu mua với giá 2.400 đồng/kg". Là một nông dân vươn lên làm giàu từ trồng rau an toàn, ngoài 2,5 ha đất của nhà, ông Xê còn thuê thêm đất để mở rộng sản xuất. Nhiều hộ nông dân đã có thu nhập mỗi năm từ 70 đến 80 triệu đồng/ha, đủ điều kiện xây lên những ngôi nhà trị giá hàng trăm triệu đồng, và sắm đồ dùng đắt tiền...

Các HTX sản xuất rau an toàn bước đầu đi vào làm ăn hiệu quả. HTX Phước An mua được ô-tô để thu mua và chuyên chở rau cho bà con xã viên, xây dựng được nhà sơ chế, giải quyết việc làm cho gần hàng chục nhân công địa phương, HTX Ngã Ba Rồng đến nay có nguồn vốn gấp nhiều lần so với ngày đầu thành lập, HTX có kế hoạch phối hợp với một siêu thị xây dựng nhà sơ chế sản phẩm. Các HTX giúp đỡ nông dân trong việc sản xuất: vay vốn, kỹ thuật gieo trồng, phân bón đến máy cày, máy phun thuốc trừ sâu... Ông Lê Văn Yên, xã viên HTX Ngã Ba Rồng phấn khởi cho biết, nhờ nhận được máy cày và máy phun thuốc trừ sâu nên gia đình ông thuận lợi hơn trong sản xuất.

Nỗi lo đầu ra

Theo các HTX, số lượng rau ký kết với các đơn vị còn ít với số lượng rau sản xuất hằng ngày. Xã Xuân Thới Thượng (Hóc Môn) có 112 ha đất trồng rau an toàn, mỗi ngày xuất tới 30 - 40 tấn. Tuy nhiên HTX mỗi ngày cũng chỉ tiêu thụ được gần một tấn, số còn lại nông dân tự mang bán tại chợ đầu mối Tân Xuân. Tại xã Tân Phú Trung (huyện Bình Chánh) mỗi ngày nông dân sản xuất khoảng 10 tấn rau/ngày nhưng HTX cũng chỉ có thể cung cấp cho các siêu thị khoảng 1,5 tấn. Thậm chí trong vụ đông xuân vừa qua, nông dân trồng dưa leo, bí, bầu tại xã Nhuận Ðức, huyện Củ Chi bỏ không thu hoạch vì bán không được. Ông Lâm Văn Phụng, Chủ nhiệm HTX Nhuận Ðức giải thích, trong khi giá thành sản xuất bầu, bí lên tới 2.400 đồng/kg nhưng mang ra chợ bán chỉ được 1.200 đồng. Những lý do đó làm nông dân không hào hứng với việc trồng rau an toàn.

Quy trình trồng rau an toàn mất nhiều công sức hơn so với rau thông thường do phải bảo đảm vệ sinh vườn ruộng, sử dụng thuốc trừ sâu, thực hiện đúng thời gian cách ly khi thu hoạch... Nhưng khi bán tại các chợ thì rau an toàn cũng chẳng hơn gì các loại rau được trồng theo cách thông thường, thậm chí rau an toàn không xanh, không mướt kém bắt mắt bằng. Người mua thường có thị hiếu chọn rau trông xanh non mà chưa phân biệt được đâu là rau an toàn. Chính vì vậy, bà con nông dân mặc dù ý thức được lợi ích của việc trồng rau theo tiêu chuẩn VietGap nhưng "nếu trồng mà bán không được thì có ai dám trồng?". Ông Lê Văn Lớn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Quý Tây (Bình Chánh) băn khoăn về kỹ thuật trồng rau bà con ở đây đã thành thạo nhưng vấn đề quan trọng phải giải quyết khâu đầu ra cho bà con mới yên tâm sản xuất. Ông Lớn nêu ra thực trạng, nông dân được hướng vào nuôi cá sấu, lợn rừng nhưng đến giờ cá sấu phải dẹp bỏ, lợn rừng cũng đang ngắc ngoải vì không có đầu ra. Tham gia trồng rau theo tiêu chuẩn VietGap từ ba năm nay, ông Trần Văn Yên, HTX Ngã Ba Rồng cho rằng, khi áp dụng theo tiêu chuẩn VietGap nông dân rất ngại phải ghi nhật ký đồng ruộng, có ghi mới được cấp lô-gô. Ông Yên cho biết, những năm đầu, trồng rau an toàn thì không có hàng để bán, nhưng giờ đâu đâu cũng trồng rau an toàn, không biết có còn tiêu thụ được như trước đây, nhất là khi tiêu chuẩn VietGap được áp dụng.

Ðó là những nỗi lo rất chính đáng của các HTX và người trồng rau an toàn.

NGUYỄN NAM

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang