• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

ĐBSCL: Phát triển mô hình lúa tôm - Biến khó thành thuận

Nguồn tin: Lao Động, 06/10/2009
Ngày cập nhật: 6/10/2009

Nhiều nông dân huyện Phước Long, Bạc Liêu thu lãi trên 30 triệu đồng/ha/năm từ mô hình lúa - tôm.

Năm 2000, 7 tỉnh ven biển ĐBSCL đều xây dựng kế hoạch sản xuất đối với mô hình lúa - tôm. Cho đến nay con số này đã lên đến 120.000ha, vượt xa quy hoạch. Thực tế, xu hướng chọn hệ thống canh tác này đang tăng từng ngày, dự đoán có thể vượt qua con số 200.000ha trong vài năm tới bởi tính hiệu quả của nó.

Tuy nhiên, quan trọng hơn, tại hội thảo phát triển hệ thống canh tác lúa - tôm các tỉnh ven biển ĐBSCL diễn ra tại Sóc Trăng 26.09 các nhà khoa học cho rằng đây là mô hình sản xuất thích ứng với diễn biến bất thường của biến đổi khí hậu.

Nước mặn cũng là tài nguyên

Tiến sĩ Trần Thanh Bé, Giám đốc Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL cho rằng, ĐBSCL có đến trên 1,4 triệu ha đất ngập nước do tác động của xâm nhập mặn. Con số này sẽ tăng lên do quá trình biến đổi khí hậu, cụ thể là nước biển dâng, xâm nhập mặn sâu vào đất liền.

Theo TS Bé, khoanh vùng ngọt hóa để trữ ngọt sản xuất lúa là điều không tưởng. Chính những dòng nước mặn xâm nhập vào ruộng lúa đã tạo điều kiện cho người nông dân nuôi tôm và cũng chính nông dân "phát minh" ra mô hình sản xuất đó là lúa - tôm. “Đây là mô hình sản xuất của nông dân xuất phát từ kinh nghiệm thực tế và hiệu quả kinh tế mang lại chớ không phải phát minh của các nhà khoa học” - TS Bé nhấn mạnh.

Thật ra cách đây 40 năm tại xã Long Điền Đông K, nay là xã Long Điền Đông A, huyện Đông Hải, Bạc Liêu nông dân tình cờ thu hoạch được tôm (chủ yếu là tép đất, tép bạc) trong ruộng lúa. Từ đó họ đưa nước mặn vào một cách vừa phải để cho tôm phát triển song hành với cây lúa.

Năm 2000, con tôm sú được người nông dân sản xuất ồ ạt, nhiều diện tích chuyên canh lúa được nông dân “dẫn mặn nhập điền” nuôi tôm phá vỡ quy hoạch sản xuất lúa. Tuy nhiên, sau nhiều năm tôm nuôi thất bại, cộng với giá lúa có lợi đối với người nông dân đã thôi thúc họ quay lại trồng lúa trên đất nuôi tôm.

Điều bất ngờ diện tích sản xuất theo mô hình lúa - tôm liên tiếp tăng lên. Kiên Giang từ 20.000ha năm 2003 đến nay tăng lên 60.000 ha; Cà Mau từ 15.000ha, đến nay trên 25.000ha; Bạc Liêu 10.000ha, nay lên đến 21.000ha. Theo báo cáo của các tỉnh ĐBSCL, mô hình luân canh lúa - tôm đem đến lợi nhuận cho nông dân 27.500.000 đồng/ha/năm.

Sống chung với biển đổi khí hậu

Tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 cho rằng con tôn sú sau nhiều năm nuôi tại ĐBSCL cho kết quả cao, nhưng yếu tố môi trường là điều rất quan trọng, chính vì vây trồng lúa trên đất nuôi tôm cải tạo môi trường rất tốt.

“Đây là mô hình đã được khuyến cáo nhiều năm vì mức độ bền vững của nó. Con tôm nuôi theo mô hình này hoàn toàn sạch bệnh, kể cả cây lúa cũng vậy, do không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều nên chất lượng cao. Tuy nhiên, hiện nay chưa ai khẳng định ĐBSCL phát triển bao nhiêu ha tôm là đủ” - TS Hảo nhấn mạnh.

ĐBSCL chịu tác động của biến đổi khí hậu nặng nhất so với toàn quốc, khả năng xâm nhập mặn sâu vào đất liền là điều khó tránh khỏi. Theo dự báo của Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL, khả năng có đến 2,4 triệu ha bị nước biển xâm nhập mặn, nhiều diện tích chuyên trồng lúa 2 vụ/năm sẽ không thể sản xuất được do nước mặn tràn vào. Lúc đó, mô hình canh tác một vụ lúa, một vụ tôm là thích ứng nhất.

Thực tế cho thấy tại vùng đất lúa - tôm, người nông dân không chỉ sản xuất lúa, nuôi tôm mà còn trồng rau màu trên bờ bao nuôi tôm cho thu nhập khá. Mô hình đa canh trên vùng đất ven biển ngập nước vùng ĐBSCL đã được hình thành.

Theo Thứ trưởng Bộ NN - PTNT Bùi Bá Bổng, việc phát triển cây lúa trên đất nuôi tôm và nuôi tôm trên đất lúa là điều kiện để phát triển sản lượng lương thực nhằm đảo bảo an ninh lương thực và phục vụ cho xuất khẩu lúa đồng thời cung ứng nguồn nguyên liệu (tôm) cho xuất khẩu thủy sản của cả nước. Nước biển dâng, xâm nhập mặn là điều đáng lo, nhưng nông dân đã chọn được mô hình phù hợp trong bối cảnh khó khăn là điều đáng mừng. Sắp tới cần phải đầu tư, quy hoạch phù hợp để nâng cao hơn nữa hiệu quả của mô hình sản xuất này.

Tiến sĩ Phạm Văn Dư, Phó cục trưởng Cục trồng trọt - Bộ NNPTNT: “Mô hình lúa - tôm đã được nông dân sản xuất nhiều năm nay, sắp tới mô hình này sẽ tiếp tục phát triển. Về phía Cục trồng trọt chúng tôi đang nghiên cứu nhiều loại giống lúa mới có khả năng chịu mặn cao để thích ứng với môi trường đối với mô hình này. Cục trồng trọt cũng đang nghiên cứu một số loại rau, màu thích hợp để nông dân trồng trên các bờ bao vuông tôm nhằm giúp nông dân tăng thu nhập, sản xuất đa canh trên cùng một đơn vị diện tích”.

Nhật Hồ

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang