• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hòa Bình: Chuột hại - Chuyện chưa bao giờ cũ

Nguồn tin: Báo Hòa Bình, 05/10/2009
Ngày cập nhật: 6/10/2009

Chuyện chuột hoành hành phá hoại mùa màng lâu nay đã không còn là chuyện hiếm. Mỗi năm trên cả nước, người ta ước tính, chuột phá hoại hàng ngàn ha lúa và hoa màu. Chúng cũng là kẻ thù không đội trời chung của những con đê kè, bờ đập, mương máng… và là loài vật môi giới truyền bệnh dịch hạch, đậu lào, sốt phát ban sang người. Những thông tin chúng ta có thể thuộc nằm lòng nhưng chuột hại lại là chuyện chưa bao giờ cũ.

Sống chung với chuột

Từ 1995 - 2002 được ghi nhận là giai đoạn chuột bùng phát mạnh mẽ. Hàng ngàn ha lúa và hoa màu bị chuột tàn phá. Riêng trên địa bàn tỉnh Hoà Bình, con số cũng lên tới hàng trăm ha. Chưa bao giờ nạn chuột lại hoành hành đáng sợ như vậy. Chuột giành thức ăn của người, cắn phá đồ đạc, chúng xuất hiện ngang nhiên giữa phố phường và điều đáng buồn cười là đến mèo cũng… sợ chuột! Nguy hiểm thay, chỗ trú ngụ của chuột không đâu khác chính là các nhà hàng, quán ăn, trên đồng ruộng... Cũng từ đây, chuột sinh sôi, nảy nở, truyền bệnh cho người và phá hoại mùa màng. Chuột là loài sinh sản rất nhanh, thành thục sớm, đẻ nhiều lứa, mỗi lứa nhiều con, tỷ lệ chuột cái trong quần thể thường lớn hơn chuột đực nên rất dễ bùng phát về số lượng. Anh Bùi Văn Luyện, xã Yên Trị, huyện Yên Thuỷ cho biết: “Nhớ lại những năm trước đây, nhiều khi ra ruộng thấy những con chuột béo mũm mĩm, đầy bụng thóc chạy ngang qua mặt mà tức. Nhưng giết con này lại có con khác. Tiếc công cả vụ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời bị lũ chuột phá hết mà không biết làm thế nào.” Chị Nguyễn Minh Phương, phường Tân Thịnh, TP. Hoà Bình không làm nông nghiệp, nhưng cũng đau đầu vì nạn chuột hoành hành. Nhà chị ngay sau chợ, cống rãnh và nước tù đọng gần nhà là điều kiện thuận lợi cho lũ chuột sinh sống. Chị chia sẻ: “Mình có con nhỏ nên cũng bận, hễ cháu ngủ là tranh thủ làm vài việc vặt trong nhà, có hôm thấy đứa nhỏ tự nhiên khóc ré, hoá ra là bị chuột cắn. Nhìn ngón chân con rớm máu có người mẹ nào là không xót xa chứ!” Không chỉ có thế, nhiều đồ vật trong nhà dù không phải là món khoái khẩu của chuột cũng bị chúng lôi ra gặm nhấm. Chị Trần Thanh Luyến, phường Phương Lâm, TP Hoà Bình cũng bị thiệt hại không ít từ chuột. Sắp vào đông, chị định lấy mấy chiếc áo khoác ra định giặt cho chồng con, nào ngờ, chiếc nào chiếc nấy lỗ chỗ vết răng chuột.

Không chịu được cảnh chuột hoành hành, nhiều hộ dân tự tìm cách diệt chuột. Phương pháp chủ yếu là dùng bẫy hoặc keo dính chuột. Cũng theo chị Luyến thì cả hai cách trên đều không hiệu quả: “Có lần, chuột mang theo cả tấm keo dính chuột nhà tôi đi đâu mất. Còn bẫy được con này thì con khác lại xuất hiện. Vì vậy rất cần phải có biện pháp diệt chuột đồng bộ.” Thấy dùng bẫy và keo dính không hiệu quả, nhiều gia đình chuyển sang dùng thuốc diệt chuột theo đơn liều. Hậu quả là không chỉ chuột chết mà nhiều thú, gia cầm nuôi trong nhà tự nhiên cũng… lăn ra chết do ăn nhầm phải thức ăn có chứa bả chuột. Có nhà may mắn diệt được chuột thì cũng vất vả đi tìm xác của chúng để tránh phải chịu mùi hôi thối do xác chuột chết bị phân huỷ gây ra. Tuy nhiên không phải cuộc tìm kiếm nào cũng có kết quả!

Chung tay diệt chuột

Trước thực trạng này, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 09/1998/CT-TTg về các biện pháp cấp bách phòng, trừ chuột. Ngay sau đó, UBND tỉnh Hoà Bình cũng ra Chỉ thị số 04/1998/CT-UB về việc phòng, trừ chuột bảo vệ cây trồng. Ông Nguyễn Hồng Yến, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết: “Chuột là loài vật gây hại điều đó ai cũng đã biết. Để diệt chuột, nếu chỉ chú trọng một biện pháp thì không hiệu quả, mỗi biện pháp có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Vì vậy cần sử dụng tổng hợp các biện pháp. Quan trọng là biết sử dụng biện pháp nào, vào thời điểm nào để đạt được hiệu quả cao nhất”. Với phương châm đó, Chi cục BVTV tỉnh đã tiến hành thử nghiệm nhiều biện pháp diệt chuột từ thủ công như: đào bắt chuột, đào kết hợp dùng nước, hun khói; sử dụng các loại bẫy cơ giới như: bẫy kẹp bán nguyệt, bẫy cây trồng… đến các biện pháp sinh học, hoá học. Cũng theo ông Yến cho biết: “Chúng tôi đã tiến hành thử tính độc hại của các loại thuốc hoá học trên 7 con cá. Sau một tuần chỉ ăn và uống thuốc Diphacinon, chỉ có 3 con cá bị chết. Do đó, người dân có thể hoàn toàn yên tâm về sự an toàn của thuốc.”Chi cục BVTV đã tiến hành tổ chức nhiều lớp tập huấn về chuột, đặc tính sinh học, sinh thái học và biện pháp phòng chống. Mỗi lớp tập huấn có tài liệu kèm theo nhằm giúp người dân có thể lựa chọn các biện pháp diệt chuột hợp lý để đạt hiệu quả tối đa. Bằng những nỗ lực đó, nạn chuột hoành hành phá hoại mùa màng đã giảm hẳn. Tính đến hết tháng 9/2009, toàn tỉnh đã diệt được 544.042 con chuột.

Chúng tôi đến xóm Lòng, xã Yên Trị, huyện Yên Thuỷ vào một ngày cuối tháng 9, người dân nơi đây rất phấn khởi với mô hình diệt chuột tổng hợp do Chi cục BVTV phổ biến. Kết thúc vụ mùa năm 2009, toàn xóm đã diệt được 2.120 con chuột, chưa kể số chuột được diệt từ các con vật thiên địch. Đến nay, xóm Lòng đã có biện pháp bảo vệ đàn mèo và nâng số lượng lên mèo trong xóm lên 205 con, góp phần vào công tác diệt chuột của địa phương. Ông Bùi Xuân Thuỷ, Trưởng ban chỉ đạo diệt chuột xóm Lòng chia sẻ: “Từ khi áp dụng mô hình diệt chuột tổng hợp, thiệt hại do chuột gây ra là không đáng kể. Chỉ tính riêng vụ mùa năm nay đã giảm được thiệt hại khoảng từ 2 - 3 tấn thóc”. Chị Bùi Thị Phương thì lại bày tỏ mong mỏi: “Mô hình diệt chuột tổng hợp ra đời rất phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của nhân dân xóm Lòng. Hi vọng mô hình sẽ được nhân rộng để công tác diệt chuột, bảo vệ mùa màng mang lại hiệu quả ngày càng cao.”

Không phải đến nay người dân mới ý thức được tác hại do chuột gây ra cũng như biết áp dụng các biện pháp diệt chuột, tuy nhiên, do việc làm này còn tự phát, nhỏ lẻ, do đó chưa đạt hiệu quả cao. Ngay khi các biện pháp được tiến hành đồng loạt trong nhân dân thì không chỉ xóm Lòng mà nhiều địa phương khác trong toàn tỉnh đã thu được kết quả đáng mừng về công tác diệt chuột. Thiết nghĩ, mỗi chúng ta phải coi chuột là một vấn đề xã hội, cần vận động mọi người cùng tham gia diệt chuột, diệt đồng loạt thành những chiến dịch, không chỉ là 1 - 2 đợt/vụ mà là 3 đợt, 4 đợt, thậm chí là nhiều hơn nữa để chuột hại sẽ trở thành chuyện cũ.

Hải Yến

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang