• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hải Phòng: Lúa bị bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá - Không xử lý triệt để, nguy hại cả vụ sau

Nguồn tin: Báo Hải Phòng, 27/09/2009
Ngày cập nhật: 28/9/2009

Lần đầu xuất hiện tại miền Bắc, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá làm hơn 21 ha lúa mùa toàn thành phố Hải Phòng bị nhiễm, trong đó, 1,7 ha thiệt hại nặng. Các nhà chuyên môn khuyến cáo, bệnh này nguy hiểm ở chỗ, khi phát tán không thể chữa được. Biện pháp duy nhất là xử lý triệt để, phòng ngừa ngay từ bây giờ, tránh thiệt hại cho vụ sau.

Kiên quyết tiêu hủy lúa bị bệnh nặng

Lúa đang thời kỳ vào mẩy, chuẩn bị cho thu hoạch, xuất hiện một loại bệnh mà số đông người dân các huyện Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Lão, Kiến Thụy nghe quen nhưng lần đầu “mục sở thị”, đó là bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Trên cánh đồng lúa xã Đông Hưng, Nam Hưng (Tiên Lãng), hàng ha lúa bị nhiễm bệnh, trong đó có khoảng 1,1 ha thiệt hại nặng, tập trung vào các giống lúa hương thơm số 1, nếp 87, N64. Gia đình bà Phạm Thị Tĩnh, ở xã Nam Hưng có hơn hai sào lúa nhiễm bệnh lạ. Bà cho biết: Mọi chế độ chăm bón lúa đều theo kinh nghiệm và tuân thủ kỹ thuật khuyến nông, nhưng cây lúa có hiện tượng lùn hơn bình thường, chiều cao không đều, đòng nghẹn không trỗ thoát được. Theo Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Lê Việt Cường, đó là triệu chứng của bệnh vang lùn, lùn xoắn lá. Khi bị bệnh, khóm lúa đẻ nhánh nhiều, lá nhỏ, cứng, màu xanh vàng hoặc xanh đậm, rễ phát triển rất kém, gốc lá và rìa lá có gợn sóng. Thực tế trên các cánh đồng, hiện tượng này xuất hiện tập trung ở những nơi cấy giống bắc thơm 7, nếp thơm, hương thơm số 1. Chi cục Bảo vệ thực vật khuyến cáo: với diện tích bị bệnh nặng, kiên quyết tiêu hủy toàn bộ số lúa.

Nguyên nhân phát bệnh được xác định là do rầy nâu truyền vi rút từ khi lúa cấy khoảng 20 - 30 ngày. Đến thời điểm lúa phát triển, trỗ bông mới phát sinh các triệu chứng trên. Đã có diện tích lúa bị mất trắng, gây thiệt hại không nhỏ cho bà con nông dân. Từ đầu vụ đến nay tốn kém biết bao chi phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công chăm sóc... nay diện tích bị bệnh nặng phải tiêu hủy, người dân mất thêm công sức, chi phí xử lý. Vậy là, nông dân thiệt đơn, thiệt kép. Người dân mong được sự hỗ trợ của thành phố và địa phương, bởi đây là rủi ro ngoài tầm kiểm soát, không lường trước được và lần đầu bệnh này xuất hiện, người dân rơi vào cảnh “lực bất tòng tâm”.

Yêu cầu cấp thiết

Bệnh vàng lùn, xoắn lá nguy hiểm vì lây lan nhanh và rầy nâu chính là “môi giới” truyền bệnh từ ruộng này sang ruộng khác, từ vụ lúa này sang vụ lúa sau, trong khi chưa có thuốc đặc trị. Đây là loại bệnh thường xuất hiện tại miền Nam, do vậy công tác xử lý bệnh, phòng trừ kịp thời là khó khăn chung với người dân nơi có diện tích lúa nhiễm bệnh. Tuy nhiên, phòng trừ rầy nâu, tiêu hủy diện tích lúa bị bệnh nặng, gốc rạ, lúa chét hoặc cây cỏ mang nguồn bệnh là biện pháp phòng trừ bệnh hiệu quả nhất.

Diện tích lúa bị bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá: Vĩnh Bảo 4,16 ha, xuất hiện tại xã Cao Minh ở mức độ nhẹ; Tiên Lãng 7,2 ha (1,1 ha nhiễm nặng) tại xã Đông Hưng, Nam Hưng; An Lão 1,5ha (0,4ha nhiễm nặng) tại xã Tân Viên, Mỹ Đức, An Thọ; Kiến Thụy 0,25ha xuất hiện tại xã Đại Hà, Tân Phong, Tú Sơn; Dương Kinh 8 ha (0,2ha nhiễm nặng) tại phường Hòa Nghĩa.

Bệnh vàng lùn ở cây lúa là một bệnh mới, lần đầu xuất hiện ở miền Bắc (Nghệ An: 5000 ha; Thái Bình: 1000 ha; Hải Phòng 21 ha) do sự phối trộn của 3 loại vi-rút là lùn lúa cỏ, lùn xoăn lá truyền bệnh do rầy nâu và Tungro do rầy xanh truyền bệnh.

Từ năm 1989, ở ĐBSCL xuất hiện một triệu chứng cây lúa bị vàng và lùn, tỷ lệ này có thể 5 - 10 % hoặc 50% trên một số giống và một số ruộng. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm ở đây là, triệu chứng trên lại có cùng đỉnh cao xuất hiện của quần thể rầy nâu...

Dập tắt ngay bệnh là yêu cầu cấp thiết không chỉ cứu lúa vụ mùa này, mà còn phòng trừ hậu họa. Theo khuyến cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật, các địa phương kiểm soát chặt chẽ diện tích bị nhiễm bệnh và không để người dân thu hoạch diện tích bị nhiễm nặng mà phải tiêu hủy triệt để bằng cách cày vùi. Diện tích nhiễm bệnh nhẹ cũng phải cày vùi sau khi thu hoạch xong hoặc nhổ bỏ cây bị bệnh, tiêu hủy. Lưu ý, lúa bị nhiễm bệnh, nếu có mật độ rầy nâu cao phải phun thuốc diệt trừ rầy trước khi xử lý, tránh rầy phát tán, truyền bệnh sang diện tích lúa khác. Mặt khác, không bón phân, kể cả phân bón qua lá, không phun thuốc trừ bệnh vàng lùn, xoắn lá cho những diện tích đã nhiễm, vì không có hiệu quả.

Sau khi thu hoạch vụ mùa, các địa phương chỉ đạo quyết liệt, tuyên truyền cho người dân thấy rõ nguy hiểm, tác hại của bệnh vàng lùn, xoắn lá, tiến hành cày ải, cày dầm ngay, không để lúa chét tồn tại trên đồng ruộng, đồng thời tăng cường vệ sinh đồng ruộng để hạn chế nơi di trú của rầy nâu.

Văn Lượng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang