• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Khánh Hòa: Trăn trở rừng buông

Nguồn tin: Báo Khánh Hòa, 26/09/2009
Ngày cập nhật: 28/9/2009

Cả một dải đất khô cằn đang oằn mình trong cái nắng gay gắt. Xa xa, lác đác những búp buông xanh nõn lao thẳng lên bầu trời như khẳng định sức sống mãnh liệt của nó. Có một thời, cây buông từng là nguồn sống cho người dân xã Khánh Hiệp, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa). Nhưng giờ đây, nguồn tài nguyên này đang bị tàn phá và dần rơi vào quên lãng…

DỰ ÁN “ĐOẢN THỌ”

Cây buông còn gọi là cây sóng lá, thuộc họ Cọ. Nó chỉ thích hợp ở những nơi có nắng, độ ẩm cao. Tại Khánh Hòa, cây buông phát triển lẻ tẻ ở một số địa phương, trong đó nhiều nhất là xã Khánh Hiệp, huyện Khánh Vĩnh. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, cây buông có giá trị kinh tế cao hơn nhiều loại cây trồng khác. Đặc biệt, sản phẩm thủ công mỹ nghệ (TCMN) làm từ lá buông là một trong những mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Mỗi sản phẩm làm từ lá buông có giá trị gấp 12 lần chi phí nguyên liệu ban đầu. Với tiềm năng như thế, việc phát triển rừng buông chính là cơ hội lớn để người dân thoát nghèo. Cách đây 5 năm, người dân Khánh Hiệp đã hồ hởi đón nhận dự án khôi phục 500 ha rừng buông. Với dự án rầm rộ này, tưởng rằng cuộc sống của người dân xã nghèo với hơn 93% là đồng bào dân tộc thiểu số sẽ bớt phần cơ cực, thậm chí có thể giàu lên nhờ cây buông. Nhưng thật buồn! Dự án chưa kịp “thôi nôi” đã “chết”. Nhìn rừng buông ngút ngàn bị chặt phá nham nhở, nghĩ về sự thất bại của dự án mà chúng tôi cảm thấy nuối tiếc. Ông Văn Tấn Việt, Phó Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Khánh Vĩnh, nguyên Giám đốc dự án chua chát: Việc dự án không thành công là cái “chết” đã được báo trước. UBND huyện đã sai lầm khi chuyển dự án này gộp chung với Dự án 132. Lúc thực hiện dự án, những người trong cuộc chưa thật sự nắm rõ phong tục, tập quán, đời sống của người dân bản địa; không nắm vững thổ nhưỡng những khu vực có rừng buông nên mọi thông tin chi tiết khi thực hiện dự án không thật khả thi. Cùng quan điểm với vấn đề này, ông Cao Minh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Khánh Hiệp bức xúc: Ngay từ khi mới có dự án, trong cuộc họp HĐND huyện, tôi đã phản đối việc trồng xen cây căm xe trong rừng buông, bởi đây là điều bất hợp lý. Theo kinh nghiệm và quan sát của người dân, cây buông chủ yếu mọc ở khu vực đất nhiễm phèn, cây căm xe trồng xuống đây sẽ chết hoặc không phát triển được. Không những thế, để khai thác được gỗ căm xe phải mất trên 40 năm, trong lúc cây buông khi khai thác được chỉ từ 4 - 5 năm. Đáng lý ra, khi chọn cây trồng xen với cây buông phải chọn cây ngắn ngày để nuôi cây dài ngày, nhưng không hiểu tại sao dự án lại chọn cây quá dài ngày để nuôi cây dài ngày? Thực tế, UBND xã đã kiến nghị huyện Khánh Vĩnh cho trồng xen loại cây trồng khác phù hợp hơn để dự án khôi phục rừng buông được tồn tại, nhưng đáp lại những đề nghị đó chỉ là sự im lặng. Đến năm 2006, trong một dự án khác, tuy được đài thọ đi tham quan, học hỏi mô hình phát triển rừng buông ở các tỉnh lân cận, nhưng đến khi UBND xã đặt vấn đề tiếp tục khôi phục và bảo tồn rừng buông thì các ban ngành lại không có tín hiệu phản hồi.

NGHỊCH LÝ

Mỗi lần trở lại Khánh Hiệp, chúng tôi đều cảm thấy xót xa cho rừng buông. Sau khi dự án khôi phục rừng buông thất bại, diện tích loại cây này tiếp tục bị thu hẹp. Vẫn có nhiều hộ gia đình cố giữ rừng buông để đợi một ngày nào đó dự án tiếp tục được khởi động. Thế nhưng, sự chờ đợi nào cũng có giới hạn, bởi người dân không thể chờ cây buông sinh lợi. Chính vì thế, tình trạng phá rừng buông hàng loạt để trồng các loại cây trồng khác đã xảy ra. Từ năm 2004 đến 2008, diện tích rừng buông giảm từ 240 ha xuống còn 200 ha, nhưng trong vòng chưa đầy một năm nay, diện tích rừng buông bị tàn phá một cách chóng mặt và chỉ còn lại chưa đầy một nửa (78 ha). Khi được hỏi tại sao lại phá rừng buông, ông Y Ngánh thật thà: “Ồ! tao nghe nói Nhà nước không ưng cây buông nữa nên tao chặt đi chứ nuôi nó làm gì. Nhìn thấy nó lên cũng thích cái mắt, ưng cái bụng, nhưng để kiếm cái ăn tao phải bỏ nó đi để trồng mì”. Nói đến đây, ông Y Ngánh lại thở dài: “Tao bỏ tiền thuê máy cày phá buông, đầu tư phân bón và giống trồng mì nhưng cũng có được ăn đâu. Đất vùng này nó chỉ ưng cây buông thôi”!

Suy nghĩ của những người dân như ông Y Ngánh đã vô tình đẩy họ vào cái vòng luẩn quẩn. Phá buông trồng mía, mía không lên, trồng mì, khi mì thất thu lại bỏ đất hoang để cây buông mọc trở lại. Ông Lê Hanh, kỹ thuật viên lâm nghiệp xã Khánh Hiệp cho biết: Rừng buông chủ yếu mọc ở những khu đất bằng, úng nước và nhiễm phèn. Do đó, nếu chặt phá cây buông để trồng loại cây khác cũng khó thành công. Chính quyền địa phương đã nhiều lần giải thích cho bà con về giá trị kinh tế của cây buông, và khẳng định thổ nhưỡng ở đây chỉ có loại cây này là thích hợp, nhưng vì nhận thức của người dân còn thấp, họ chỉ làm theo cảm tính, tự phát nên việc giữ lại rừng buông rất khó khăn. Hiện toàn xã có tới 230 ha đất bỏ hoang do chặt phá rừng buông nhưng không trồng được loại cây khác.

Theo chỉ dẫn của Chủ tịch xã Cao Minh Tuấn, chúng tôi đến thăm những khu vực mà cây buông còn phát triển. Thực tế cho thấy, tuy dự án khôi phục rừng buông tan vỡ, nhưng cũng có một số hộ có thể sống tốt nhờ cây buông. Điển hình như gia đình ông Linh, thôn Hồng Lai, với 3 ha buông, mỗi tháng thu về trên 3 triệu đồng từ tiền bán lá buông. Các gia đình khác như Y Reo, Dương Công Sơn, Lâm Văn Hứng… đều có rừng buông được nuôi dưỡng sau 5 năm, nay đã bắt đầu khai thác. Giá như tất cả đồng bào ở đây đều nhận thấy tiềm năng kinh tế của cây buông thì có lẽ giờ đây có thể rừng buông đã xanh ngút ngàn!

Theo quy trình phát triển, cây buông kể từ khi trồng đến khi khai thác phải mất từ 4 - 5 năm. Nhưng để khôi phục, phát triển rừng buông ở vùng đất này một cách bền vững và hợp lý, chính quyền địa phương cần hướng dẫn, khuyến cáo người dân trồng xen canh những cây ngắn ngày như bắp, mì… để có thu nhập trước mắt và ổn định cuộc sống lâu dài. Tuy nhiên, để rừng buông Khánh Hiệp thật sự hồi sinh, các cấp, ngành, địa phương cần đánh giá đúng mức thực trạng, hiệu quả kinh tế từ loài cây này. Không nên để một loại cây lâm sản có giá trị kinh tế cao bị quên lãng, trong khi người dân vẫn phải cố “vẫy vùng” để thoát khỏi cái đói, cái nghèo.Trong khi người dân Khánh Hiệp đang thi nhau chặt phá rừng buông thì Hợp tác xã (HTX) TCMN xuất khẩu Vĩnh Phước (Ninh Hòa) và nhiều cơ sở sản xuất hàng TCMN khác trong tỉnh lại đang gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu lá buông. Để đảm bảo cho sản xuất, các cơ sở phải sang Campuchia và nhiều tỉnh khác thu mua lá buông với cước phí vận chuyển rất cao. Ông Nguyễn Văn Phúc, Chủ nhiệm HTX TCMN xuất khẩu Vĩnh Phước cho biết: “Nếu UBND huyện Khánh Vĩnh thật sự muốn khôi phục rừng buông, chúng tôi sẵn sàng tham gia dự án. Nhưng để làm tốt vấn đề này, các cấp, ngành, địa phương cần tuyên truyền cho người dân hiểu được giá trị kinh tế của cây buông, qua đó tiến hành giao đất, hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ kinh phí một phần ban đầu cho người dân để họ trực tiếp tham gia dự án. Khi cây buông được khai thác, người dân phải là người trực tiếp hưởng lợi từ dự án. Nếu làm được điều đó, dự án sẽ thành công”.

ĐÌNH LÂM

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang