• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nghịch lý atisô

Nguồn tin: SGGP, 8/7/2005
Ngày cập nhật: 9/7/2005

Mùa thu hoạch atisô ở Đà Lạt vừa kết thúc nhưng nỗi buồn vẫn còn đọng lại trong lòng người trồng atisô. Giá cao nhưng bà con nhà vườn vẫn kêu không có đầu ra trong khi doanh nghiệp lại kêu thiếu nguyên liệu.

Một thế kỷ đi tìm chỗ đứng

Cây atisô là loại dược phẩm quý, có tác dụng mát gan, lợi tiểu, chống mất ngủ, cây phát triển tốt trong điều kiện khí hậu lý tưởng từ 100C đến 200C. Atisô còn là một loại cây thực phẩm rất ngon, bổ, mát, có giá trị dinh dưỡng cao. Mặc dù được du nhập vào Đà Lạt từ đầu thế kỷ XX nhưng đến năm 1975 diện tích cây atisô chỉ khoảng 30 ha.

Trồng chủ yếu là để tự cung tự cấp nên cây atisô chỉ được xem như một thứ rau thực phẩm hàng ngày, một ít bán bông, rễ khô cho khách du lịch. Cây atisô thật sự lên hương từ năm 1993, khi du lịch bùng nổ và Đà Lạt có chủ trương phát triển cây atisô thành một trong những cây trồng đặc sản chủ lực.

Đến nay, diện tích cây atisô tại Đà Lạt đã đạt khoảng 75 ha. Nơi có diện tích và sản lượng atisô cao nhất là địa bàn Thái Phiên (phường 12), diện tích vào khoảng 35 – 40 ha, chiếm hơn nửa diện tích atisô của thành phố, diện tích còn lại rải rác ở một số nơi trong và ngoài thành phố như: phường 11 (25 ha); xã Xuân Thọ (10 ha). Sản lượng đạt từ 46 – 50 tấn/ 1ha, trong đó rễ và thân lá 16 tấn, lá 24 tấn, bông 6 tấn, đây là sản lượng tương đối cao trong vòng 5 năm trở lại đây.

Hiện atisô đang có giá, giá bông khô tại chợ Đà Lạt vào khoảng 50.000 – 60.000đ/1kg và bông tươi khoảng 25.000đ/1kg, 1kg rễ khô 20.000 – 25.000đ/1kg, cọng khô 7.000 – 8.000đ/kg, đây là mức giá cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.

Ông Đặng Sanh, Chủ tịch Hội Nông dân phường 12, cho biết: Nếu xuống giống trồng vào tháng 4 năm nay thì đến tháng 4 năm sau sẽ thu hoạch. Tuy thời gian trồng cây atisô dài hơn so với một số hoa màu khác, nhưng bù lại trong 6 tháng đầu trên diện tích trồng atisô, bà con vẫn trồng xen canh kết hợp với một số cây rau đậu khác như bắp sú, xà lách… làm tăng giá trị diện tích trồng cây atisô. Cây atisô chỉ thật sự cần chăm sóc bắt đầu từ 6 tháng sau, sau khi những cây trồng xen canh được thu hoạch và lúc cây atisô bắt đầu trổ bông, nhu cầu về dinh dưỡng cho cây rất nhiều nên thời gian này quyết định đến chất lượng và năng suất cây atisô.

Nghịch lý

Ông Nguyễn Phấn - một lão nông gắn gần trọn cuộc đời mình với cây atisô ở phường 12 - cho biết: “Gia đình tôi năm nào cũng trồng hơn 3 sào atisô, 1 sào tôi trồng khoảng từ 900 – 1.000 gốc, 1 cây bán được trên 20.000 đồng, chi phí cho 1 sào là 5 triệu đồng; lời từ 13 đến 15 triệu đồng, chưa kể nguồn thu từ những cây trồng xen canh với cây atisô. Năm nay do hạn nên giá mới cao nhưng dù lời nhiều, bà con vẫn ít trồng vì giá cả không ổn định”. Vì cây atisô cũng không tránh khỏi điệp khúc “được mùa thì rớt giá, mất mùa giá cao” nên điều này đã gây một tâm lý chán nản cho người trồng.

Hiện chỉ có mỗi Công ty cổ phần Dược VTYT Lâm Đồng thu mua nguyên liệu từ cây atisô, nhưng mỗi năm cũng chỉ được khoảng vài trăm tấn lá, còn các bộ phận khác như rễ, cọng, hoa thì lại không mua. Giá lá thấp, thời điểm cao nhất cũng chỉ dừng ở 1.500đồng/1kg nên bà con nhà vườn phải tự tìm đầu ra ở những cơ sở tư thương, nhưng những cơ sở này thường ép giá, thu mua cũng thất thường.

Từ năm 2001 đến nay, lượng khách du lịch đến Đà Lạt ngày một đông, các cơ sở chế biến atisô mọc lên như nấm sau mưa. Hiện Đà Lạt có khoảng 30 cơ sở chế biến atisô. Các công ty, cơ sở này dùng cây atisô để chế biến trà túi lọc hoặc bán bông atisô khô cho khách du lịch. Chuộng nhất vẫn là các nhãn hiệu trà Vĩnh Tiến, Thái Bảo, Ngọc Duy, trong đó đáng kể nhất là công ty Vĩnh Tiến với việc đầu tư thích đáng cho bao bì, đóng gói sản phẩm bằng dây chuyền tự động.

Ông Tô Hùng Xô (chủ thương hiệu trà atisô Thái Bảo) cho biết: Một năm công ty chỉ thu mua được khoảng 30 – 40 tấn rễ và cọng loại tốt. Tuy nguồn nguyên liệu trong dân vẫn còn nhiều nhưng do không đảm bảo chất lượng nên công ty không thể thu mua hết. Còn Công ty cổ phần Dược VTYT Lâm Đồng chỉ thu mua lá để chiết xuất dược phẩm, nấu cao. Các cơ sở khác cũng không mua hết được toàn bộ cây; với hoa và cọng, bà con phải tự tìm đến các cơ sở nhỏ để bán cho khách du lịch hoặc dân địa phương nhưng giá thấp. Như vậy, người trồng atisô thì không bán được còn doanh nghiệp thì thiếu nguyên liệu.

Hướng đi nào cho atisô?

Để đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu, đảm bảo chất lượng cung cấp cho các nhà sản xuất một cách thường xuyên, hiện Phòng NN & PTNN TP Đà Lạt có chủ trương mở rộng diện tích cây atisô trong những năm tới lên 150 ha. Từ năm 2002, phòng đã nhập về một giống atisô mới gốc Ấn Độ để thay thế cho giống atisô thuần chủng được nhập từ thời Pháp.

Theo một số bà con trồng thử loại giống atisô Ấn Độ này, giống atisô này phát triển rất mạnh, ít bị sâu bệnh, cho sản lượng lá, thân cao nhưng cho bông rất ít khoảng 4 bông/1 cây (giống của Pháp, 1 cây cho từ 6 – 7 bông) nên giống atisô này vẫn không được bà con hưởng ứng. Hiện tại người nông dân vẫn sử dụng giống thuần chủng của Pháp. Về vốn, UBND TP hỗ trợ cho mỗi hộ dân trồng atisô 1 sào với mức 500đ/1cây.

Ngay từ bây giờ Đà Lạt nên sớm quy hoạch các vùng chuyên canh cây atisô nguyên liệu phục vụ cho các cơ sở chế biến atisô và cho xuất khẩu, đồng thời tăng cường đầu tư giống, kỹ thuật thâm canh, thủy lợi để nâng cao năng suất và chất lượng cây atisô. Đà Lạt cũng cần có thêm nhiều sản phẩm khác từ atisô, đẩy mạnh xuất khẩu, liên kết với các đơn vị của TPHCM để đẩy mạnh nội tiêu và xuất khẩu bông atisô tươi.

VŨ TỨ

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang