• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hậu Giang: Tìm mô hình cho mía chạy lũ

Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng, 14/09/2009
Ngày cập nhật: 16/9/2009

Vùng mía nguyên liệu ở Hậu Giang đã vào vụ thu hoạch, nông dân phấn khởi vì bán được mía với giá cao nhất từ trước đến nay. Tuy vậy, nhiều người cho rằng để vùng mía này phát triển ổn định cần có các giải pháp về vốn, thủy lợi…

Giá mía cao kỷ lục

Trung tuần tháng 9-2009, từ thị xã Ngã Bảy theo kênh Lái Hiếu đến thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang, hàng chục ghe tải cỡ lớn của nhiều tỉnh, thành ĐBSCL đang “đua nhau” thu mua mía. Vừa cân bán mía, ông Trần Chí Tường, ấp Mỹ Lợi B, xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp hỉ hả: “Tôi đang bán mía ROC với giá 700.000 đồng/tấn! Đây là lần đầu tiên nông dân Phụng Hiệp bán được mía với giá đó”. Theo ông Tường, vụ mía năm nay, nông dân trồng giống mía ROC 16 đạt năng suất tối đa khoảng 16 tấn/công (1.000m2), giảm từ 3 - 5 tấn/công so vụ trước. Tuy nhiên, nhờ giá mía cao nên nông dân đạt mức lợi nhuận khoảng 3 triệu đồng/công (30 triệu đồng/ha).

Anh Hùng ở ấp Mỹ Lợi, thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp vừa thu hoạch xong 3 công mía ROC 22 được 58 tấn. Theo anh Hùng, giá mía ROC 22 hiện nay khoảng 620 đồng/kg, cao gấp 1,2 lần so cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, do gia đình anh Hùng đã nhận tiền cọc của thương lái 10 ngày trước khi thu hoạch mía với giá 550.000 đồng/tấn, phần lỗ 70.000 đồng/tấn mía của anh đã “rơi” vào túi thương lái.

Khi được hỏi: Vì sao rẫy mía nằm trong vùng nguyên liệu của Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ nhưng anh lại bán mía cho thương lái, anh Hùng giải thích: “Nông dân chúng tôi quen gọi thương lái chứ thực ra họ là đại lý của Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ. Mặt khác, cách thu mua mía của thương lái và đại lý cũng giống nhau thôi”.

Với cách nghĩ như trên, anh Hùng và nhiều người trồng mía ở Phụng Hiệp chưa quan tâm trồng các giống mía cho chữ đường cao. Anh Hùng giải thích: Trồng giống mía ROC 16 tốn nhiều phân nhưng năng suất không quá 16 tấn/công, trồng mía ROC 22 ít tốn phân bón hơn nhưng có thể đạt năng suất đến 20 tấn/công. Dù các nhà máy đường cho biết chữ đường trong mía ROC 16 cao hơn mía ROC 22 nhưng hầu hết nông dân bán mía qua thương lái nên không quan tâm đến vấn đề này.

Thu hoạch mía sớm?

Tại rẫy mía của anh Hùng ở thị trấn Cây Dương, việc thu hoạch mía được thực hiện bởi nhiều công đoạn: chặt đốn mía, bó mía, dùng ghe nhỏ vận chuyển mía ra sông lớn, cào dọn lá mía.

Anh Tâm - người đang cào dọn lá mía giải thích: Chúng tôi vừa thu hoạch mía, vừa phải thu dọn sạch lá mía để ngày hôm sau chủ nhà kịp gieo sạ lúa trên nền đất mía. Anh Hùng giải thích thêm: “Bây giờ là cuối tháng bảy âm lịch, tôi phải khẩn trương gieo sạ lúa để thu hoạch vào cuối tháng 10 Âm lịch kịp bán lúa giống phục vụ cho vụ đông xuân tới”.

Theo anh Hùng, trong vụ lúa liếp (gieo sạ trên nền đất trồng mía) vừa qua, anh sạ 2 công đất thu hoạch tiếp được 1,5 tấn lúa. Lượng lúa trên được bán để làm giống với giá 5.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí anh còn lãi 6 triệu đồng. Từ thực trạng trên, anh Hùng so sánh: “Nếu chậm thu hoạch 3 công mía, tôi có thể tăng thêm lợi nhuận 200.000 đồng - 300.000 đồng nhưng lại trễ vụ sản xuất lúa giống với mức lợi nhuận cao hơn”.

Còn ông Trần Chí Tường cho biết: Năm nay, khoảng 60% số hộ trồng mía ở xã Hiệp Hưng chọn cách xạ gởi. Nghĩa là nông dân sạ lúa vào rẫy mía 20 ngày trước khi thu hoạch mía. Khi thu hoạch mía, chính lá và đọt mía che chở cho mạ khởi bị những người thu hoạch mía giẫm đạp lên. Khi thu hoạch xong, chủ nhà nhẹ nhàng thu dọn lá mía để lúa tiếp tục phát triển. Ông Trần Chí Tường nói: “Vụ trước, một số hộ thí điểm sạ gởi đều thành công nên năm nay có nhiều hộ làm thêm. Sạ gởi giúp nông dân tiết kiệm được 150.000 đồng/công tiền cấy và sớm thu hoạch lúa”.

Trong cuộc họp gần đây do Hiệp Hội mía đường Việt Nam tổ chức, các nhà máy đường ở ĐBSCL tiếp tục đề xuất thu mua mía 10 chữ đường với giá 600 đồng/kg. Thực tế, nông dân thị xã Ngã Bảy và huyện Phụng Hiệp - vùng nguyên liệu mía trọng điểm của tỉnh Hậu Giang đang bán mía tại rẫy từ 600 đồng đến 720 đồng/kg.

Thời gian qua, nhiều nhà máy đường động viên nhau chậm vào niên vụ sản xuất mới để tránh cảnh tranh giành mua mía non với chữ đường và sản lượng thấp nhưng thực tế nông dân Phụng Hiệp và thị xã Ngã Bảy đang cần thu hoạch ngay mía để kịp sản xuất vụ lúa trên nền đất mía. Thực trạng trên đang đòi hỏi các nhà máy đường cần tăng cường hợp tác với các nhà khoa học, chính quyền địa phương trong việc sản xuất giống mía ngắn ngày và các giải pháp thủy lợi. Đây là cách làm căn cơ để khôi phục và phát triển mô hình mía - lúa một thời mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Cần có cái nhìn và giải pháp linh động áp dụng cho vùng mía sớm nhất ĐBSCL trước áp lực chạy lũ.

NHẬT CHÁNH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang