• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Lý Sơn (Quảng Ngãi): Cần có giải pháp lâu dài để trồng tỏi đạt hiệu quả

Nguồn tin: Báo Quảng Ngãi, 14/09/2009
Ngày cập nhật: 15/9/2009

Tỏi Lý Sơn nổi tiếng thơm ngon với hương vị đặc trưng. Để có được mùi vị ấy, trước khi xuống giống, người dân sử dụng một lượng cát trắng trên đảo để bón lót cho các ruộng tỏi.

Đây thực chất là các lớp san hô vỡ vụn có tính chất giữ nhiệt, giữ ẩm và tạo hương vị cay nồng riêng cho tỏi Lý Sơn. Thế nhưng hiện nay, nguồn cát trắng ở huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) đang dần cạn kiệt.

Hơn 2/3 dân số ở huyện đảo Lý Sơn sống nhờ cây tỏi. Để có được từ 1.500 - 2.000 tấn tỏi mỗi năm, huyện đảo Lý Sơn mất từ 60.000 - 70.000m3 cát trắng. Chục năm trước, nguồn cát trắng của huyện đảo còn đủ "bao tiêu" cho người dân trồng tỏi. Vì thế, cứ sau mỗi vụ tỏi, chất lượng cát giảm sút, người dân tự do ra bãi biển gánh cát về bón lót cho các ruộng tỏi.

Dần dà, nguồn cát trắng tự nhiên của huyện Lý Sơn vơi dần và giờ đây thì đã gần cạn kiệt. Hiện nay, người trồng tỏi phải mua cát trắng được hút ngoài biển khơi với giá thành rất cao. Ông Lê Văn Châu - một người trồng tỏi lâu năm ở xã An Vĩnh hạch toán: để bón lót cho một sào đất trồng tỏi, ít nhất cũng tốn từ 3,5 đến 4 triệu đồng tiền mua cát trắng. Đó là chưa kể các khoản tiền mua phân bón, thuốc men và công chăm sóc. Song đâu phải năm nào tỏi cũng trúng mùa được giá.

Được biết từ năm 2000, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã triển khai thí điểm đề tài khoa học mang tên "Giải pháp kỹ thuật canh tác hành, tỏi trong điều kiện thổ nhưỡng ở Lý Sơn". Giải pháp mà đề tài này đưa ra là, thay vì dùng cát trắng để bón lót cho ruộng tỏi, bà con phải bón nhiều phân hữu cơ, nhằm tăng độ tơi xốp cho đất, đồng thời sử dụng các loại phân chua để giảm độ pH thích hợp cho từng ruộng tỏi.

Ngoài ra, người trồng tỏi phải dùng một lớp thực vật phủ lên ruộng tỏi để hạn chế cỏ dại phát triển và giữ độ ẩm cho đất. Đề tài này đã có những kết quả bước đầu. Cây tỏi vẫn giữ được hương vị đặc trưng, phát triển tốt. Song trở ngại lớn nhất trong triển khai rộng rãi mô hình này là, để thay lớp cát trắng người trồng tỏi cần phải sử dụng một lượng lớn phân chuồng và rác (không phải rác thải sinh hoạt mà xác lá cây mục). Mà phân chuồng ở huyện đảo Lý Sơn lại quý như… vàng. Bởi lẽ Lý Sơn là huyện đảo, nên người dân không có điều kiện chăn nuôi như ở vùng đồng bằng, miền núi. Trong khi đó 3 loại cây nông nghiệp chủ yếu của huyện là tỏi, hành và bắp thì lấy đâu ra rác làm phân xanh.

Ngược lại nếu mang phân chuồng và rác từ đất liền ra đảo thì giá thành sẽ rất cao. Như thế, người trồng tỏi sẽ không có lãi.

Công bằng mà nói, lâu nay chúng ta chỉ quan tâm đến việc phát huy thương hiệu tỏi Lý Sơn, mà chưa chú trọng đến vấn đề thiếu hụt nguồn cát trắng trên địa bàn huyện đảo Lý Sơn. Giữ vững và phát huy thương hiệu tỏi Lý Sơn là điều nên làm, nhưng nếu không có giải pháp để thay cát trắng bằng chất liệu khác thì chừng 10 năm hoặc 15 năm nữa khi nguồn cát trắng khánh kiệt thì cây tỏi Lý Sơn sẽ ra sao?

Tấn An

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang