• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quảng Ngãi: Cứu 2.000 hécta mì sắn khỏi thối rữa

Nguồn tin: Lao Động, 10/09/2009
Ngày cập nhật: 12/9/2009

Trận lũ sớm và dai dẳng suốt 1 tuần qua không chỉ nhấn chìm hàng ngàn hécta lúa hè thu ở Quảng Ngãi trong biển nước, mà 2.000 hécta mì (sắn) sắp thu hoạch cũng đứng trước nguy cơ thối rữa, nếu không có sự "dang tay" kịp thời của Nhà máy mì Tịnh Phong.

Hai huyện có diện tích mì nhiều nhất là Sơn Tịnh và Bình Sơn với khoảng trên 3.000 hécta, nhưng có đến gần 2.000 hécta bị chìm trong nước. Đây là hai huyện mà số diện tích trồng mì phần lớn nằm ở vùng trũng, nên chỉ cần mưa dầm chừng 2-3 ngày là bị ngập nặng.

Tiên liệu được tình hình thời tiết năm nay có thể sẽ bất thường, ngay từ ngày 18.8, Nhà máy mì Tịnh Phong đã vào vụ. Tuy nhiên, vào thời điểm đó thời tiết miền Trung vẫn còn nắng nóng, nên dù có "kêu gọi" đến mấy thì nông dân vẫn cứ "tà tà" không chịu thu hoạch mì, buộc nhà máy phải lên tận Kon Tum để mua nguyên liệu.

Trận lụt sớm và dai dẳng từ ngày 3.9 đến nay đã ngập toàn bộ diện tích trồng mì ở vùng trũng, khiến nông dân đồng loạt thu hoạch mì chạy lũ, làm cho nhà máy bị "bội thực". Ông Nguyễn Thu - ở Tịnh Bình, huyện Sơn Tịnh, có gần 1 hécta mì - nói: "Nếu để vài ngày nữa là sẽ trắng tay vì mì sẽ thối, mà xắt lát phơi khô thì không được do mưa kéo dài. Rất may là nhà máy vẫn chấp nhận tiêu thụ dù chưa xin được phiếu".

Hàng ngàn hộ nông dân trồng mì đều "thu hoạch trước, xin phiếu sau", khiến lượng mì ứ đọng trước cổng nhà máy chờ thu mua là rất lớn. Ông Trần Ngọc Hải - Giám đốc nhà máy - cho biết: "Công suất nhà máy mỗi ngày chỉ tiêu thụ 700 tấn mì tươi, nhưng bà con "cung cấp" lên đến trên 1.000 tấn, khiến chúng tôi phải sắp xếp lại việc thu hoạch. Dù sao thì cũng phải cố để mua hết mì cho nông dân, vì nếu chậm một ngày là thiệt hại cho dân rất lớn".

Theo đó, cán bộ kỹ thuật của nhà máy được phân công tỏa về nhiều cánh đồng mì để hướng dẫn người dân thu hoạch. Mì sẽ được nhổ lên và phơi trên cạn, để nguyên củ dính trong thân, chỉ khi nào sắp xếp được thì mới chặt củ khỏi thân để chuyển về nhà máy.

Cách làm này đang được nông dân hưởng ứng, vừa tránh được tình trạng thối rữa mì, vừa không phải chờ chực đợi thu mua ở cổng nhà máy. Chính giải pháp này sẽ cứu được toàn bộ 2.000 hécta mì đang bị ngập nước khỏi thối. "Vẫn mua với giá 930 ngàn/tấn mì tươi - như trước khi có đợt lũ, chứ không phải "ép" nông dân mua giá thấp!" - ông Hải cho biết.

Theo kế hoạch, phải ít nhất là 3-4 ngày nữa, lượng mì "trót thu hoạch" mới được tiêu thụ hết. Tuy nhiên, những trận mưa như trút nước vẫn chưa có dấu hiệu dừng, khiến cho số diện tích mì ở chân ruộng cao cũng được đặt trong tình trạng báo động.

Trần Đăng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang