• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

ĐBSCL: Lúa hè thu khó tiêu thụ

Nguồn tin: Báo Vĩnh Long, 10/09/2009
Ngày cập nhật: 11/9/2009

Hiện nay, toàn vùng ĐBSCL đang vào vụ thu hoạch rộ lúa Hè Thu. Do nước lũ đang lên nhanh ở các tỉnh đầu nguồn nên nông dân phải bán lúa ngay sau khi thu hoạch, không thể trữ lâu dài. Trong khi đó chi phí vụ này tăng cao, giá lúa đang giảm và khó tiêu thụ khiến nông dân lo lắng.

Hai bên con đường nối từ Mộc Hóa đến huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An nước đã trắng đồng. Bà con nông dân cho biết đã tranh thủ thu hoạch xong trước khi nước lũ đổ về. Toàn huyện này đã thu hoạch hơn phân nửa diện tích trên tổng số 15.000ha. Anh Hai Sinh ở ấp Ô Mái Dầm, xã Hưng Điền cho biết, giống lúa thơm mới thu hoạch phơi một nắng chỉ còn có 3.300đ/kg mà rất khó tiêu thụ và có nguy cơ sẽ tiếp tục giảm trong những ngày tới. Ông Năm Thu, Phó Chủ tịch xã Hưng Điền cho biết, nông dân xã này ruộng nhiều, người ít cũng dăm ba mẫu nhưng rất ít người có kho dự trữ. Năm trước nhiều người ví lúa trong bao, chứa trong kho, khi bán được bị hao hụt, hư hao còn lỗ hơn nhiều nên năm nay ai cũng sợ, phải tranh thủ bán ngay sau khi thu hoạch.

Ở Vĩnh Long, nông dân đã xuống giống trên 60.000 ha, giờ đã thu hoạch xong với tổng sản lượng đạt trên 305 ngàn tấn. Theo tính toán của Sở Tài chính Vĩnh Long, với năng suất bình quân đạt 4,85 tấn/ha thì giá thành lúa Hè Thu lên đến 3.114đ/kg, cao hơn nhiều so với vụ Đông Xuân. Tương tự, tổng chi phí sản xuất bình quân vụ lúa Hè Thu trong năm 2009 ở các tỉnh ĐBSCL trên 15 triệu đồng/ha. Trong đó, nhiều chi phí đã tăng cao như chi phí nhân công từ 65.000đ/ngày lên 75.000đ/ngày. Trong khi đó, số máy móc phục vụ thu hoạch dù đã được hỗ trợ lãi suất nhưng vẫn còn ít so với nhu cầu thu hoạch trên tổng diện tích hơn 1,7 triệu hec-ta đã xuống giống. Hơn nữa, trong điều kiện ngập nước, máy móc hoạt động kém hiệu quả. Mặt khác, nước lũ đang lên, mưa nhiều làm chất lượng lúa kém, cũng góp phần làm cho giá lúa sụt giảm và càng khó tiêu thụ hơn. Theo số liệu thống kê, toàn vùng hiện có khoảng 6.500 máy sấy lúa, đáp ứng được khoảng 1/3 so với sản lượng thu hoạch. Nếu có hệ thống sấy và kho dự trữ tốt thì nông dân sẽ giảm thất thoát sau thu hoạch, đồng thời có thể lựa chọn thời điểm thích hợp bán lúa sao cho có lợi nhất, góp phần điều tiết thị trường.

Trong khi đó, thị trường xuất khẩu gạo đang có xu hướng chựng lại. Tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 8 ở tỉnh Vĩnh Long chỉ đạt hơn 24 triệu USD, giảm 25,5% so với tháng trước. Nguyên nhân chủ yếu là do giá và lượng gạo xuất khẩu ra thị trường thế giới giảm. Ước sản lượng gạo xuất khẩu ở tỉnh này trong tháng 8 chỉ đạt gần 41.000 tấn, giảm hơn 6.000 tấn so với tháng 7.

Ở góc độ khác, nông dân rất mừng khi nghe Thủ tướng chỉ đạo các doanh nghiệp mua lúa Hè Thu đảm bảo cho họ có lời 40%. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các doanh nghiệp đang khẩn trương triển khai thu mua lúa, gạo hàng hóa. Tuy nhiên, nhiều ngày qua, tiến độ mua lúa, gạo nguyên liệu của các công ty khá chậm. Giá gạo nguyên liệu giá dao động từ 5.900đ - 6.100đ/kg. Cái khó nhất hiện nay là giá gạo nguyên liệu mua vào đang cao hơn giá gạo hàng hóa đã lau bóng, chào bán với đối tác Do vậy, ngoài các doanh nghiệp trong hệ thống trực thuộc, các tổng công ty lương thực chấp hành còn các công ty khác thì vẫn án binh bất động. Thành ra, nhiều nông dân ở tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang đã than: “Trong nhà còn cả trăm giạ lúa. Giá lúa chỉ nằm ở mức 4.000 đ/kg, khổ cái chẳng thấy thương lái nào đến mua. Hy vọng doanh nghiệp đẩy mạnh thu mua lúa với giá phải chăng...”.

Có một thực tế là doanh nghiệp mua gạo chứ không mua lúa của nông dân. Vì vậy, việc mua lúa của nông dân vẫn phụ thuộc vào thương lái. Mà thương lái chỉ mua lúa khi họ đem xay xát xong và nhắm bán có lời. Các công ty mua gạo cầm chừng, các doanh nghiệp tư nhân không mua thì thương lái cũng mua cầm chừng. Thành ra, đa số nông dân các tỉnh Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Long An... hiện chưa bán được lúa, giá đang tiếp tục giảm là điều không tránh khỏi.

Đã đến lúc cần phải đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho nông nghiệp – nông dân ĐBSCL. Cụ thể như: đẩy nhanh tiến độ cơ giới hóa từ khâu làm đất, thủy lợi đến công nghệ sau thu hoạch, nhất là hệ thống phơi sấy, tồn trữ, chế biến, phân phối lưu thông hiện đại. Từ đó, chủ động tiêu thụ, điều tiết thị trường nhằm đảm bảo lợi nhuận cho nông dân theo chỉ đạo của Chính phủ.

NGUYỄN SAN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang