• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Viện lúa ĐBSCL: Đề xuất cơ cấu giống cho vụ lúa đông xuân 2009 - 2010

Nguồn tin: Báo Cần Thơ, 07/09/2009
Ngày cập nhật: 7/9/2009

Qua các kết quả khảo nghiệm giống, Viện Lúa ĐBSCL đã đưa ra cơ cấu giống lúa cho vụ đông xuân 2009 - 2010, gồm 5 giống chủ lực. Ngoài ra, 9 giống lúa được đánh giá có triển vọng trong vụ hè thu 2009 cũng được khuyến cáo sử dụng. Đây là những giống lúa chất lượng cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt... Theo các nhà khoa học, bên cạnh việc chọn giống tốt, nông dân cần có biện pháp canh tác tốt để có một vụ mùa bội thu...

* Các giống lúa được khuyến khích sử dụng

Viện Lúa ĐBSCL đưa ra 5 giống lúa chủ lực cho vụ đông xuân 2009 - 2010 gồm: OM 6162, OMCS 2000, OM 5472, OM 6677 và OM 4218. Đây là các giống lúa chất lượng, năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt, hạt gạo đẹp... Riêng giống OM 6677 có khả năng chống chịu phèn mặn tốt, thích hợp với những địa phương bị ngập mặn, nhiễm phèn. Các giống lúa được nông dân và thương lái ưa chuộng, được sử dụng rộng rãi ở các tỉnh, thành ĐBSCL. Ngoài ra, 9 giống lúa có triển vọng trong vụ lúa hè thu cũng được khuyến cáo sử dụng, gồm: OM 6976, OM 6916, OM 5451, OM 8232, OM 4101, OM 3995, OM 6018, OM, 6677 và OM 8923.

Tiến sĩ Lê Thị Dự, Trưởng Bộ môn Khảo nghiệm giống, Viện Lúa ĐBSCL, nói: “Sau mỗi vụ lúa, Viện Lúa ĐBSCL đều có đề xuất cơ cấu giống để nông dân chọn lựa giống lúa tốt, phù hợp cho vụ sau. Với những giống lúa đã được viện khuyến cáo, nông dân cần chọn lựa sao cho phù hợp với đặc điểm của vùng đất mình canh tác để chuẩn bị cho vụ lúa đông xuân 2009 - 2010. Đặc biệt, cần lưu ý chọn giống lúa đã được các viện, trường tuyển chọn, có nguồn gốc rõ ràng”.

Theo các nhà khoa học Viện Lúa ĐBSCL, dù trước mỗi vụ lúa Viện đều có cơ cấu giống để khuyến cáo nông dân nhưng trên thực tế, chỉ khoảng 30% nông dân thực hiện chọn giống theo khuyến cáo. Phần lớn bà con nông dân chọn giống theo nhu cầu thị trường mà cụ thể là lệ thuộc vào thương lái ở địa phương. Bên cạnh đó, các yếu tố như nông dân tự chọn lấy giống lúa của vụ trước hay mua lúa của nông dân khác để làm giống cho vụ sau. Kết quả là nhiều giống lúa được tung ra thị trường không có qui hoạch, kế hoạch thu mua... làm giảm chất lượng gạo, lợi nhuận của nông dân cũng giảm theo.

* Hướng đến “4 tốt”

Đi kèm với việc chọn giống lúa tốt, kỹ thuật canh tác là yếu tố quan trọng để người trồng lúa có được một vụ mùa bội thu. Tiến sĩ Chu Văn Hách, Trưởng Bộ môn Phân bón và Kỹ thuật canh tác, Viện Lúa ĐBSCL, cho biết: “Biện pháp kỹ thuật căn bản nhất là thực hiện theo các khuyến cáo: 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm. Song, tùy vào đặc điểm đất canh tác là đất phù sa hay phèn mặn mà gia giảm lượng phân bón cho phù hợp”.

Nông dân có thể thực hiện các bước kỹ thuật canh tác theo khuyến cáo của Viện Lúa ĐBSCL. Đầu tiên là phải chọn giống xác nhận đạt chuẩn để gieo sạ. Thực hiện gieo sạ từ 100 đến 120 kg/ ha để giảm áp lực sâu bệnh, giảm lượng phân bón. Thực tế, thời gian qua, nông dân thường gieo sạ trên 200kg/ha. Bước tiếp theo là trục đất trước khi xuống giống. Để phòng cỏ dại, nông dân có thể dùng thuốc giai đoạn tiền mọc mầm (2 - 3 ngày sau sạ) hoặc hậu mọc mầm (6 - 7 ngày sạ). Thực hiện bón phân với liều lượng tùy theo loại đất. Đất phù sa: 200kg urê + 300kg lân + 50kg kali cho 1ha. Đất phèn mặn: 180kg urê + 350kg lân + 50kg kali. Sau sạ 30 - 38 ngày, nên phơi ruộng 1 tuần rồi tiếp tục bón phân.

Theo tiến sĩ Chu Văn Hách, Viện lúa ĐBSCL đang hợp tác với Viện Lúa Quốc tế triển khai ứng dụng công nghệ thông tin với phần mềm quản lý phân bón cho lúa. Với hoạt động này, nông dân có thể liên hệ với trạm khuyến nông hoặc Chi cục bảo vệ thực vật ở địa phương để được khuyến cáo sử dụng phân bón một cách hợp lý, hiệu quả. Hiện, tỉnh Sóc Trăng và An Giang đã hợp tác với Viện để triển khai cho địa phương. Tiến sĩ Chu Văn Hách cho biết: “Viện Lúa ĐBSCL đang xây dựng đồng lúa “4 tốt”: đất tốt, giống tốt, quản lý cây trồng tốt, sản phẩm tốt. Hoạt động đang được ứng dụng thí điểm ở một số địa phương, khi thành công sẽ nhân rộng ra cả khu vực”.

Chọn giống, thực hiện các biện pháp kỹ thuật canh tác đúng theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, quản lý tốt đồng ruộng là 3 yếu tố quan trọng giúp nông dân có vụ mùa bội thu. Tuy nhiên, để nông dân sản xuất có lợi nhuận cao, ổn định, cần có sự can thiệp của lãnh đạo chính quyền, các sở ngành có liên quan trong việc tạo ra sự gắn kết giữa 4 nhà: nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và doanh nghiệp. “Cụ thể, trước mắt có thể thành lập các công ty xuất khẩu gạo gắn liền với nông dân: đầu tư vốn, tư vấn kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm cho nông dân”, tiến sĩ Lê Thị Dự đề xuất.

BĂNG TÂM

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang