• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

ĐBSCL: Khóm đầy đồng, không bán được

Nguồn tin: SGGP, 25/6/2005
Ngày cập nhật: 25/6/2005

Khóm được xem là một trong những loại cây thích nghi tốt trên vùng đất phèn ở Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên. Một thời, cây khóm giúp nhiều hộ vùng kinh tế mới có cuộc sống ổn định; tuy nhiên, mấy năm gần đây khóm bị thất mùa và rớt giá liên tục. Hiện tại, khóm đang vào vụ thu hoạch nhưng...

Vụ mùa tẻ nhạt

Hai xã Hưng Thạnh và Mỹ Phước là nơi có diện tích khóm nhiều nhất huyện Tân Phước (Tiền Giang). Nhiều ngày nay khóm chín vàng ươm đầy đồng nhưng chẳng ai mua. Lão nông Hồ Văn Hơn, một kiện tướng trồng khóm xã Hưng Thạnh thất vọng: “Giá khóm loại 1 sụt xuống chỉ còn 700đ- 800đ/kg, loại 2 không quá 500đ - 600đ/kg… thấp hơn từ 10% đến 30% so cùng kỳ năm ngoái. Giá càng thấp, thương lái về mua càng ít, nhiều nơi khóm quá kỳ thu hoạch mà bán hổng ai mua”. Xuôi theo kênh xáng Mỹ Phước, nhiều ruộng khóm đã chín vàng, cả cánh đồng khóm bao la nhưng thưa thớt người, không khí ngày mùa hết sức tẻ nhạt.

Ông Ba Hòa, một trong những hộ đầu tiên trồng khóm trên vùng đất phèn Tân Phước khẳng định: “Giá khóm càng lúc càng bấp bênh và diễn ra theo chiều hướng bất lợi cho nông dân. Điển hình như vụ này, khóm sụt giảm nhưng vật tư, phân thuốc tăng cao, ngay cả việc thuê nhân công lao động cũng tăng gần 40%... Như vậy, tính ra nông dân trồng khóm từ hòa vốn đến lỗ trắng”.

Tại vùng khóm nổi tiếng Cầu Đúc thuộc xã Hỏa Tiến (Vị Thanh- Hậu Giang) tình hình cũng tương tự. Mấy ngày nay, giá khóm tuột dốc chỉ còn 700đ - 750đ/kg, nhưng bán cũng rất khó. Anh Trần Quốc Khởi, Chủ tịch UBND xã Hỏa Tiến lo lắng: “Toàn xã có trên 900 ha khóm. Mọi chuyện, từ ăn uống, chi tiêu, mua sắm… ở nhiều gia đình đều trông chờ vụ khóm. Khóm mất giá, đời sống bà con sẽ gặp khó khăn”.

Nhiều nông dân Vĩnh Thuận, Gò Quao, Châu Thành, An Minh (Kiên Giang) cũng đang điêu đứng vì khóm rớt giá. Tiền mua vật tư, thuê công lao động, nợ ngân hàng… siết tới nơi chưa thanh toán được. Vụ này, ai trồng giỏi thì hòa vốn, ngược lại thất mùa xem như lỗ trắng bởi giá thấp. Chưa kể bị dịch bệnh và chuột tấn công gây thiệt hại. Vụ trước, vùng khóm Kiên Giang bị chuột phá hại trên 2.299 ha, và bệnh khô đầu lá hoành hành trên diện rộng làm 6.917 ha khóm bị thiệt hại từ 10% đến 30%. Vừa ổn định lại thì vụ này thất giá, bà con trồng khóm xem như phủi tay.

Thiếu đầu tư, liên kết và quy hoạch lâu dài

Một thời, ĐBSCL nổi tiếng với khóm Cầu Đúc, khóm Bến Lức… vị ngọt, thịt vàng, mùi thơm, giòn, chua nhẹ, ăn rất ngon… được nhiều người ưa chuộng. Dù vậy, hàng chục năm nay khóm ĐBSCL vẫn ở tình trạng “tự sản - tự tiêu”. Thiếu sự đầu tư bao tiêu và quy hoạch vùng nguyên liệu, cho dù tại đây có nhiều nhà máy chế biến khóm xuất khẩu. Đa số nông dân trồng khóm khi đến mùa phải chạy tìm thương lái bán. Sau đó, thương lái mang khóm ra chợ bán lẻ. Một ít chở đến cung cấp cho nhà máy chế biến, nhưng phải qua nhiều trung gian. Từ đó, giá khóm bị “ép” xuống thấp.

Có thể nói, đến nay việc trồng khóm còn nhiều bất cập, chưa phát huy được tiềm năng đất đai và thế mạnh của cây khóm trên vùng đất phèn. Điều này, dẫn đến năng suất và chất lượng còn thấp, lợi nhuận không cao; những lúc rớt giá nông dân phải lỗ vốn. Anh Nguyễn Thanh Nhàn, canh tác 3 ha khóm ở Tân Phước bức xúc: “Tiền Giang có nhà máy chế biến khóm, nhưng nông dân đề nghị bao tiêu thì họ lắc đầu. Những lúc thu hoạch rộ, bà con chở khóm ra nhà máy, họ mua thấp hơn thị trường khoảng 10%. Chúng tôi không bán được, đành phải mang khóm về”.

Tại Long An, ông Nguyễn Trung Giang, Trưởng phòng Kế hoạch- Sở NN-PTNT thừa nhận: “Đến nay, bà con trồng khóm vẫn bán trôi nổi. Chúng tôi nhiều lần tính chuyện tìm doanh nghiệp bao tiêu và thu mua sản phẩm nhưng tình hình còn nan giải, chưa có lối ra”. Theo ông Nguyễn Văn Mì, Phó Giám đốc Công ty Rau quả Tiền Giang, nguyên nhân dẫn đến tình trạng giá khóm không ổn định là do: “ Khóm của ta thường thu hoạch “đụng hàng” với khóm Thái Lan nên gặp bất lợi. Bởi khóm của Thái Lan được trồng tập trung diện tích lớn, chất lượng cao và giá thành hạ. Còn khóm ĐBSCL thì ngược lại, nên không đủ sức cạnh tranh. Từ đó, việc xuất khẩu gặp nhiều khó khăn”.

Tiềm năng phát triển vùng khóm nguyên liệu ở ĐBSCL còn rất lớn. Vấn đề là cần nhanh chóng đầu tư cho cây khóm về giống, vốn, kỹ thuật. Mạnh dạn thay đổi cơ cấu sản xuất, xóa việc trồng manh mún nhỏ lẻ, hướng tới mô hình tập trung có bao tiêu. Nâng cao năng suất, chất lượng khóm và tính toán lịch thời vụ hợp lý. Đặc biệt, các nhà máy chế biến cần tích cực xây dựng vùng nguyên liệu, hợp đồng bao tiêu sản phẩm để nông dân an tâm sản xuất. Khi nào thực hiện đồng bộ các giải pháp trên thì cây khóm ĐBSCL mới hy vọng trở lại thời hoàng kim.

HUỲNH PHƯỚC LỢI

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang