• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

ĐBSCL: Lúa chét có hiệu quả?

Nguồn tin: Báo Cần Thơ, 03/09/2009
Ngày cập nhật: 4/9/2009

Để tránh mưa dầm, phơi sấy khó khăn, nhiều nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không tiếp tục xuống giống lúa vụ 3 (vụ thu đông). Thay vào đó, nhiều nông dân đã tận dụng gốc rạ lúa hè thu để lúa chét, nhằm cải thiện thêm thu nhập trong mùa lũ…

Năm nay, nhuần 2 tháng 5 âm lịch, thời gian đất nghỉ dài nên vừa xong vụ lúa hè thu nhiều nông dân ở ĐBSCL lại phát gốc rạ dưỡng chét để thay thế cho lúa vụ 3. Không cần phải đầu tư công suất nhiều nhưng lúa chét vẫn có thể thu hoạch kha khá...

Theo ông Ngô Hồng Viễn (ở xã Đông Thuận, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ), vụ rồi thu hoạch lúa hè thu năng suất thấp, chỉ có 25 giạ/công, nên ông ngán ngại đầu tư trồng tiếp lúa vụ 3. Do đó, ông dùng 3 công đất vừa thu hoạch lúa hè thu xong, thuê người phát gốc rạ bằng máy cắt cỏ rồi bơm nước, vun phân... Đến nay, lúa chét của ông đã xanh um chẳng thua gì những ruộng gần đó canh tác lúa vụ 3. Ông Viễn nói: “Làm lúa chét tôi yên tâm hơn, chăm sóc rất nhẹ, ít sâu rầy, chỉ tốn phân bón bồi dưỡng cho cây phát triển nhanh. Lúa chét có thể 2 tháng 15 ngày là cho thu hoạch năng suất trung bình 7 - 10 giạ/công. Năm ngoái tôi cũng làm như vậy, sau khi thu hoạch xong tôi lời gần 2 triệu đồng/3 công lúa chét...”.

Ông Trần Tấn Tài (ở xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ), cho biết: “Ở vụ hè thu rồi tôi đã tính để lúa chét nên trồng giống lúa OM 1900 cứng rạ, không bị đổ ngã, bởi đây là giống năng suất cao và có khả năng chống chịu tốt với các loại sâu bệnh. Sau khi 5 công lúa hè thu thu hoạch xong, tôi để nguyên gốc rạ cho nước vào ruộng và đem bón phân vào. Ngoài ra, tôi kết hợp thả hơn 4.000 con cá mè vinh và cá tai tượng vào ruộng, ít tốn tiền mua mồi, tận dụng các phần rong rêu và lá mục bên ngoài góc rạ làm mồi cho cá ăn. Nếu lấy lúa chét kết hợp nuôi cá có thể cho thu nhập cao hơn...”.

Ông Đỗ Xuân Phúc, Phó trưởng Trạm Khuyến nông huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ, cho biết: “Trong vụ thu đông này, toàn huyện Cờ Đỏ có 25.000 ha lúa, trong đó chỉ xuống giống hơn 3.000 ha đến nay đã dứt điểm. Diện tích còn lại trên 21.000 ha, nông dân chuyển sang nuôi dưỡng chét và kết hợp nuôi thủy sản trên ruộng. Đây là mô hình canh tác trong mùa lũ mang lại hiệu quả cao cho người nông dân...”.

Ngoài ra, nhiều nông dân còn cho các chủ nuôi vịt chạy đồng thuê ruộng để làm lúa chét, để lấy lúa chét làm nguồn thức ăn cho vịt trong mùa lũ. Ông Huỳnh Văn Lâm, ở xã Vị Thắng, huyện Cờ Đỏ nói: “Vùng này nằm ngoài đê bao không làm lúa vụ 3 được. Nên năm nay 1,5 ha đất của tôi khi thu hoạch xong lúa hè thu là tôi cho chủ vịt thuê với giá 2,5 triệu đồng/ha. Cho thuê với giá này mà rất nhiều chủ vịt đã dành nhau để thuê đất...”.

Bà Nguyễn Thị Kiều, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ, cho biết: “Đến nay, toàn thành phố đã xuống giống hơn 32.400 ha lúa vụ 3, giảm hơn 8.800 ha so với lúa vụ 3 năm trước. Trong khi đó, diện tích để lúa chét của thành phố hiện hơn 40.000 ha, tăng gần 9.000 ha so với năm trước. Tuy nhiên, trong số diện tích để lúa chét này chỉ có 315 ha là nông dân đầu tư để thu hoạch, còn lại lúa chét không đầu tư chăm sóc và chủ yếu bán cho vịt ăn. Lúa chét không cho hiệu quả cao, nhưng nông dân để lúa chét có thể kiếm thêm thu nhập trong mùa lũ”. Theo bà Nguyễn Thị Kiều, ở TP Cần Thơ, nước lũ dâng cao ngập đồng nên để lúa chét không ảnh hưởng lớn đến việc phát triển dịch bệnh. Quan trọng là trước khi xuống giống vụ đông xuân tới nông dân cần vệ sinh đồng ruộng cho kỹ để tránh ngộ độc hữu cơ...

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Vĩnh Long, lúa vụ 3 toàn tỉnh có hơn 43.000ha lúa được gieo sạ. Bên cạnh việc sản xuất lúa vụ 3 theo phương thức canh tác truyền thống, thì phong trào “dưỡng chét” lại phát triển mạnh, nông dân bất chấp khuyến cáo của chính quyền địa phương. Theo Thạc sĩ Nguyễn Văn Liêm, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Vĩnh Long, năm 2008 toàn tỉnh chỉ có hơn 3.000ha lúa dưỡng chét. Nhưng năm nay toàn tỉnh có hơn 7.400ha lúa dưỡng chét, riêng huyện Tam Bình chiếm hơn 6.000ha lúa dưỡng chét.

Thời điểm thu hoạch lúa chét gần với lúc thu hoạch lúa vụ 3 (khoảng tháng 9, tháng 10 hằng năm). Tuy nhiên, năng suất lúa chét thường đạt thấp, khoảng 3 tấn/ha, chỉ bằng 1/2 năng suất lúa gieo sạ bình thường. Lợi nhuận trung bình chỉ khoảng 3 - 4 triệu đồng/ha, thấp hơn so với lợi nhuận lúa gieo sạ bình thường khoảng 3 - 4 triệu đồng/ha... Như vậy, nếu so về hiệu quả thì lúa chét không bằng gieo sạ lúa vụ 3, ngoài ra ở một số địa phương nếu diện tích lúa chét phát triển mạnh dễ dẫn đến tình trạng tạo điều kiện bùng phát sâu bệnh. Tuy nhiên, chỉ trong điều kiện mùa lũ, nhất là ở đồng ruộng chưa có đê bao thì để lúa chét sẽ giúp nông dân tăng thêm thu nhập...

LÊ VŨ - V.K.K-KHOA

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang