• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Khi TPHCM không còn trồng lúa

Nguồn tin: SGGP, 25/6/2005
Ngày cập nhật: 25/6/2005

Đến thời điểm hiện nay TPHCM đã có đủ cơ sở để chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng kinh tế thị trường, trong đó, lấy hiệu quả kinh tế của người nông dân là thước đo và là động lực chuyển đổi. Đây là cách để rút ngắn khoảng cách thu nhập giữa người sản xuất nông nghiệp với thu nhập bình quân của cả TP.

Bước chuyển đổi thứ nhất - đột phá từ bò sữa, tôm sú

Từ khi xác định 2 cây (rau an toàn, dứa) và 2 con (bò sữa, tôm) làm mũi đột phá, sản xuất nông nghiệp TPHCM đã có bước tăng trưởng khá ấn tượng. Giai đoạn 1996-2000, giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp chỉ tăng trưởng bình quân 0,6%, nhưng đến năm 2002 đã tăng trưởng 4,7%, năm 2003 tăng trưởng 9,1%.

Trong khi doanh thu từ lúa chỉ có 6,2 triệu đồng/ha/năm, thì doanh thu rau an toàn đến 60 triệu – 100 triệu đồng/ha/năm; doanh thu hoa cây kiểng 120 triệu – 200 triệu đồng/ha/năm; doanh thu bò sữa 80 triệu đồng/5 con/năm; doanh thu tôm sú 140 triệu – 280 triệu đồng/ha/năm...

Đó là lý do làm cho sản xuất nông nghiệp TPHCM thoát ra khỏi giai đoạn trì trệ trước đó, tạo ra một sự khởi sắc mới. Có thể nói, sự tăng tưởng này đã góp phần vào tốc độ tăng trưởng chung tổng sản phẩm xã hội của toàn thành phố.

Bước chuyển đổi thứ hai - bỏ hẳn diện tích lúa

Nuôi và chế biến da cá sấu, một trong những vật nuôi có thu nhập cao.

Tuy nhiên, cho đến nay, 2/3 nông hộ và 72,6% diện tích trồng trọt của TPHCM, với gần 50.000 ha, trong tổng số 67.907 ha đất trồng trọt, vẫn là đất trồng lúa, trong khi năng suất lúa của TP thấp hơn bình quân cả nước 30%, chỉ cao hơn Bình Phước, Bình Dương và Lai Châu. Do vậy, thu nhập của các hộ nông nghiệp TPHCM nhìn chung còn rất thấp, bình quân chỉ đạt 200.000 đồng/người/tháng.

Làm việc với UBND TPHCM vào tháng 10-2004, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho rằng với sản lượng lương thực của TPHCM chỉ chiếm 0,4% tổng sản lượng lương thực cả nước, TPHCM không nhất thiết phải duy trì diện tích cây lúa năng suất thấp, có thể chuyển qua trồng hoặc nuôi cây, con có giá trị kinh tế cao hơn, không ảnh hưởng gì đến an ninh lương thực quốc gia.

Với tiềm năng của các mô hình tôm sú, bò sữa, rau sạch, cây kiểng – lan cắt cành... cùng với vị trí của một thành phố trung tâm về thương mại và khoa học công nghệ, không thể kéo dài tình trạng 70% đất nông nghiệp vẫn trồng lúa, năng suất thấp.

Trong cuộc họp với các thành viên trong Ban Chỉ đạo Nông nghiệp và nông thôn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Nguyễn Thiện Nhân, kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo, nhấn mạnh: nhiệm vụ cấp bách của ngành nông nghiệp trong 5 năm tới là tạo bước đột phá mạnh mẽ trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, trong đó, chuyển tất cả diện tích trồng lúa năng suất thấp sang vật nuôi hoặc cây trồng khác có năng suất, hiệu quả cao gấp 5-6 lần trở lên.

Nếu làm bài bản, mỗi năm chuyển 7.000 ha – 8.000 ha lúa sang cây-con khác, thì đến 2010 TPHCM sẽ không còn diện tích trồng lúa. TPHCM cũng đã xác định 6 cây - con chủ lực có lợi thế cạnh tranh, đó là cây rau an toàn, cỏ để chăn nuôi, bắp lai, hoa lan, đậu phộng, tôm sú. Tổng giá trị sản lượng 5 cây và 1 con là 3.664 tỷ đồng so với doanh thu trồng lúa là 306 tỷ đồng, chênh lệch gấp 12 lần.

Từ phân tích nguyên nhân sự tăng trưởng cao của thủy sản và chăn nuôi vừa qua, TPHCM rút ra 4 bài học: hiệu quả kinh doanh thực tế là động lực quan trọng nhất trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngay nội bộ ngành; thị trường đầu ra phải đủ lớn và có hệ thống tiêu thụ sản phẩm phù hợp; phải đảm bảo cung ứng đồng bộ các yếu tố đầu vào cho sản xuất (giống - thức ăn-phân bón-nước, lao động, thú y, thiết bị, vốn, đất, trình độ quản lý); phải cung cấp cho người dân thông tin kinh tế cần thiết và sự hỗ trợ để thực hiện việc chuyển đổi nhanh và hiệu quả.

Ông Nguyễn Phước Thảo, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM, cho rằng chuyển đổi là nhiệm vụ sống còn. Không gian cho việc tăng tốc con bò sữa và tôm sú sẽ đạt tới hạn trong thời gian tới, do đó tăng hiệu quả, giảm chi phí bằng việc chuyển nuôi bán thâm canh lên thâm canh tôm sú để nâng năng suất từ 2-3 tấn/ha lên 6 ha – 8 ha/vụ và nâng cao năng suất bình quân đàn bò sữa lên... là điều phải làm.

TPHCM đang chuẩn bị các bước đi thật cụ thể, bao gồm từ tư vấn, chính sách về vốn, giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm... để tạo ra bước chuyển dịch mới, nhằm bỏ hẳn cây lúa năng suất thấp.

ĐÔNG NGHI

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang