• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đưa dó bầu sang Malaysia

Nguồn tin: Báo Quảng Nam, 31/8/2009
Ngày cập nhật: 2/9/2009

Ông Trần Vũ Linh, nông dân ở Tiên Phước cho biết ông vừa bán sang Malaysia 40.000 cây dó bầu giống và 500.000 hạt giống cây này. Ông Linh cũng vừa kết thúc chuyến đi 2 tháng để gieo ươm và hướng dẫn kỹ thuật trồng cây dó bầu tại Malaysia.

Ông Linh bắt đầu bán cây giống qua Malaysia từ tháng 5 và 6-2009 thông qua một công ty có chức năng xuất nhập khẩu cây trồng tại TP. Hồ Chí Minh. Do gặp quá nhiều trở ngại trong khâu kiểm dịch cây trồng xuyên biên giới nên đối tác yêu cầu ông đưa hạt giống qua và tổ chức ươm cây ngay bên đó. Vì thế ông có chuyến xuất ngoại dài ngày đầu tiên trong đời, được làm việc thông qua 2 phiên dịch (tiếng Anh và Mã Lai), được ăn ở, đưa đón như một chuyên gia.

Trần Vũ Linh là một nhà vườn chuyên cung cấp các loại giống cây trồng như quế, tiêu, lòn bon, huỳnh đàn, cau, dó bầu… với số lượng lớn. Từ 2000 đến 2007, mỗi năm ông cung cấp vài trăm nghìn cây giống các loại, chủ yếu là dó bầu, cho nhiều tỉnh trong nước. Tuy nhiên 2 năm lại đây, việc xuất bán những cây này giảm dần. Hàng loạt những nhà vườn trong tỉnh lâm vào cảnh sa sút. Có loại cây giống từng có giá 30.000 đồng/ cây rớt còn vài nghìn đồng. Dó bầu cũng vậy, từ 7.000 đồng/ cây xuống còn 2.000 đồng/ cây. Một số loại cây, như cau, quế…, không còn giá vì không ai mua nữa. Trong lúc bế tắc như vậy, ông đã lặng thầm tìm đường đưa cây giống của mình ra nước ngoài. Và Malaysia đang là một lối thoát của ông. Chỉ mới “đánh” 3 chuyến hàng (2 chuyến cây, 1 chuyến hạt) nhưng chắc chắn, ông bỏ túi một khoản tiền không nhỏ. Và theo như lời ông, đây mới chỉ là bắt đầu cho một mối quan hệ lâu dài và tiềm năng.

Làm nông qua mạng

Theo ông Linh, 1 cây dó bầu tại Việt Nam 10.000 đồng nhưng ở Malaysia trên 50.000 đồng. Trong đó chi phí vận chuyển 1 cây dó bầu đã là 1USD. Để giảm giá thành, cũng như để tăng tỷ lệ cây sống lên, đối tác chọn giải pháp nhập hạt giống và gieo ươm tại chỗ. Ông Linh nhận xét, thổ nhưỡng, khí hậu… của Malaysia phù hợp với cây dó bầu. Nông dân ở đây rất có điều kiện phát triển cây này vì đất đai rộng lớn, có người đến vài trăm héc ta. Ở đất nước này chưa có thói quen thu hoạch hạt giống, cũng chưa ai biết chuyện gieo ươm cũng như cấy tạo trầm nhân tạo. Đối tác tin tưởng « tay nghề » ông Linh khi thấy lô hạt giống ông đưa sang gieo có tỷ lệ nảy mầm cao, trên 90%. Ông Linh được ký hợp đồng theo dõi cây trồng, đến năm thứ 7, ông chịu trách nhiệm cấy tạo trầm trên rừng dó của mình. Ông về nước và thường xuyên được đối tác cung cấp thông tin về tình trạng cây trồng của mình bằng điện thoại, internet để có thể hướng dẫn, xử lý.

Còn nhiều ẩn số

Vẫn chưa có sự khuyến khích chính thống nào của Nhà nước về phát triển cây dó bầu và nghề cấy tạo trầm hương nhân tạo. Nghề này đã sống trong sự nỗ lực đơn độc của các nhà vườn và những làng trầm cảnh, giữa rất nhiều những hoài nghi của dư luận. Công nghệ tạo trầm ở Việt Nam dù chỉ mới tạo ra được trầm loại 5 và 6, thỉnh thoảng mới được loại 4, nhưng ông Linh vẫn quả quyết rằng, sẽ không có cây trồng nào mang lại kinh tế cao như cây dó bầu, với mỗi cây cho tối thiểu 5 triệu đồng/ 9 năm. Nhà ông Linh luôn luôn có vài nghìn cây dó bầu. Trong đó dó bầu đang cấy trầm 700 cây. Ông nói rằng, dó bầu là cây có nhiều ẩn số. Vẫn đang có rất nhiều người thầm lặng ngày ngày tìm tòi phương pháp cấy tạo mới nâng cao thứ hạng trầm trên dó. Ngoài ra, cây dó không chỉ có vậy, nó còn cống hiến những giá trị khác.

Ông đã nhìn ra một vẻ đẹp khác của dó đó là bonsai. Hai năm lại đây, ông âm thầm làm dó bầu bonsai. Do là loại cây thân mềm, khi được tạo dáng, cây dó bầu cảnh trông rất sinh động, hấp dẫn. Lối chơi này chưa có trên thị trường Việt Nam và thế giới. Ông Linh đã “hành hạ” cây dó bầu khi nó rất nhỏ - bỏ cho thiếu nước, thiếu dưỡng chất, bóp méo không gian sống của nó, cắt, vặn, xoắn thân hình nó để tạo dáng cho cây, cũng đồng thời tạo trầm cho cây. Những cây trầm bonsai của ông dù chỉ mới vài năm nhưng nhiều đoạn trên thân đã thâm đen, cắt ra đốt thử, nghe có mùi thơm của trầm. Thời trẻ từng là dân săn trầm rục, ông thấy rằng, nhưng cây dó (rừng) sống nơi khô cằn, đá sỏi nhiều, thân cây bị dây leo chằng chịt, bị bom đạn cào xé nhiều, là những cây có trầm nhiều và trầm tốt. Đó là lý do để ông bắt cây dó bonsai của ông phải “gian khổ” từ lúc mới nảy mầm. Đã có nhiều người hỏi mua loại “hàng” mới này, và ông tin ông đã chọn thêm một lối đi đúng ngoài việc đưa cây dó bầu xuất khẩu.

PHƯỚC LÊ

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang