• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Gia Lai: Nông dân “sầu” vì ve sầu

Nguồn tin: Sài Gòn giải phóng, 31/08/2009
Ngày cập nhật: 31/8/2009

Trong vòng một tháng qua, người trồng cà phê ở Gia Lai khổ sở, điêu đứng vì nạn ve sầu. Ve sầu tấn công làm hư hại bộ rễ cây, cây cà phê bị rụng quả, vàng lá… Hơn 200 ha cà phê ở các huyện Mang Yang, Chư Sê, Đăk Đoa và TP Pleiku đang chết dần và có nguy cơ mất trắng.

Ve sầu xuất hiện với mật độ dày đặc khiến người trồng cà phê tại Gia Lai điêu đứng.

Người trồng cà phê điêu đứng

Ông Đinh Xuân Cường, một nông dân ở xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê đứng trầm ngâm trước vườn cà phê của mình đang bị vàng lá, rụng quả mà lòng như có lửa đốt. Chỉ còn 1, 2 tháng nữa là đến mùa thu hoạch, gần 50 ha cà phê của ông đang xanh tốt, nhiều quả hứa hẹn một mùa bội thu, đang trở thành nạn nhân của ve sầu. Vì vậy, vụ cà phê năm nay gia đình cầm chắc thất bại.

Theo ông Cường, trong vòng 5 năm qua, chưa khi nào nạn ve sầu phá hoại cà phê lại bùng phát dữ dội như năm nay và đang có nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Ve sầu tấn công những bộ rễ cây làm cho cây bị rụng quả, vàng lá, mặc dù ông đã sử dụng thuốc hóa học để diệt nhưng không mấy hiệu quả. Chỉ cho chúng tôi thấy những lỗ ve sầu ẩn nấp dưới đất, ông nói: “Ở những lỗ có ve sầu ẩn nấp, tôi cho xuống đó một lượng thuốc hóa học rồi lấp lại, vài ngày sau đào lên thì thấy con chết, con không…”.

Không những vườn cà phê của gia đình ông Cường khốn khổ vì ve sầu phá hoại mà còn rất nhiều người trồng cà phê khác trên địa bàn tỉnh Gia Lai cùng chung số phận. Như gia đình ông Mai Văn Tư, Mai Văn Miền (thôn Hàm Rồng, xã Chư HDrông, TP.Pleiku), gia đình ông Nguyễn Văn Kỳ (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê), gia đình Lê Văn Tuấn (xã Ia Blứ, huyện Chư Sê)... vườn cà phê bị thiệt hại do ve sầu đục rễ lên đến hàng trăm ha. Rẫy cà phê 2 ha của ông Lê Văn Tuấn bị ve sầu tấn công với mật độ dày đặc hơn 100 con/gốc, đến mức chỉ cần dùng cuốc cào một lớp đất mỏng xung quanh gốc bị nhiễm thì hàng chục hang ve sầu hiện ra lỗ chỗ như tổ ong. Trao đổi với chúng tôi, ông Tuấn cho biết, hầu hết những gia đình trồng cà phê tại xã Ia Blứ đều gặp nạn ve sầu nhưng tất cả hiện vẫn chưa tìm ra cách phòng trừ hiệu quả.

Do chưa có thuốc đặc trị tình trạng này nên người trồng cà phê chủ yếu phòng trừ theo thói quen và theo kinh nghiệm. Việc làm này không những gây tốn kém cho nông dân mà tình hình cũng không được cải thiện. Ông Nguyễn Văn Kỳ (xã Ia Tiêm, huyện Chư sê) bùi ngùi tâm sự: “Khi vừa phát hiện ve sầu, tôi đã sử dụng nhiều loại thuốc diệt ve, thuốc bảo vệ thực vật phun để diệt nhưng vẫn không diệt hết. Theo lời khuyên của một vài người, tôi dùng phân bón hữu cơ Demax vừa bổ sung dinh dưỡng cho cây vừa hạn chế được ấu trùng ve. Không còn cách nào tốt hơn nên tôi đánh liều mua vài tấn về bón thử nhưng vẫn không cải thiện được. Tôi lo lắm. Vụ cà phê năm nay, gia đình tôi chắc chắn lỗ nặng.”.

Nạn ve sầu - nguyên nhân và giải pháp

Diện tích cà phê bị ve sầu phá hại càng ngày càng tăng trở thành mối lo ngại đối với người trồng cà phê ở Gia Lai. Nếu nông dân không nhanh chóng có biện pháp phòng trừ hợp lý sẽ không tránh khỏi thiệt hại và đưa người trồng cà phê vào tình cảnh khốn đốn. Hiện Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai đang kiểm tra thiệt hại, đồng thời tích cực hướng dẫn, khuyến cáo nông dân những biện pháp phòng trừ.

Ông Nguyễn Văn Tú, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai, cho biết : Nguyên nhân dẫn đến việc ve sầu bùng phát mạnh trong thời gian gần đây có thể mất cân bằng sinh thái do người nông dân sử dụng nhiều loại thuốc hóa học. Việc sử dụng nhiều loại hóa chất đã tiêu diệt các loại thiên địch của ve sầu như kiến, rắn, nhện, ong…Những vườn cà phê càng diệt kiến triệt để thì số lượng ve sầu càng nhiều so với những vườn không phun thuốc diệt kiến, vì kiến chính là thiên địch của ve sầu. Chính vì vậy, người trồng cà phê nên hạn chế dùng hóa chất, tăng nhanh đàn kiến bằng cách rải cơm nguội, cá khô, vì kiến có thể ăn trứng ve và các ấu trùng còn non.

Cũng theo ông Tú, bệnh ve sầu hại cây cà phê đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Hiện tại Viện Bảo vệ thực vật mới đang nghiên cứu và chưa tìm ra biện pháp nào hiệu quả để giải quyết triệt để nạn ve sầu, vì thế những diện tích cà phê bị nhiễm ve sầu có mật độ ấu trùng cao, người trồng cà phê nên cào lớp đất mặt, đồng thời sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật như: Dia Zan 10H, Dia Phos 10G, Sago Super 3G, Nitốc 30EC, Basudin, Diallhut, Sagosuphul… diệt ấu trùng ve bảo vệ cây trồng. Ngoài ra, người trồng cà phê có thể tự bắt và giải pháp dùng hóa chất trên chỉ là giải pháp tình thế, bởi rất tốn kém và làm ô nhiễm môi trường.

Đức Trung

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang