• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hòa Bình: Ðể cây cà phê phát triển trên vùng cao Lạc Sơn

Nguồn tin: Nhân dân, 29/8/2009
Ngày cập nhật: 30/8/2009

Từ năm 2007, Công ty cổ phần cà-phê Thái Hòa Hòa Bình (gọi tắt là công ty Thái Hòa - thuộc tập đoàn Thái Hòa) triển khai Dự án phát triển vùng nguyên liệu cà-phê tại các xã vùng cao Ngọc Lâu, Ngọc Sơn, Tân Mỹ..., huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình theo hình thức nông dân dùng đất góp cổ phần. Ðây là mô hình thể hiện sự sáng tạo trong thực hiện mối liên kết "Bốn nhà", giúp việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả hơn, được nông dân địa phương đồng tình ủng hộ.

Chúng tôi đến xã Ngọc Lâu đúng lúc cuộc họp giữa lãnh đạo Công ty Thái Hòa với đội ngũ cán bộ cốt cán của xã Ngọc Lâu (từ bí thư chi bộ, trưởng xóm, trưởng ban, ngành, đoàn thể) đến hồi sôi nổi. Rất nhiều vấn đề đặt ra, nhưng sôi nổi nhất vẫn là chuyện góp đất làm vốn cổ phần vào công ty để phát triển vùng nguyên liệu cà-phê. Các ý kiến đều ủng hộ chủ trương của công ty nhưng vẫn còn băn khoăn, vì chưa hiểu rõ về "cổ phần hóa". Bí thư chi bộ thôn Khộp 1 Bùi Anh Khừ thẳng thắn hỏi: "Liệu sau này chúng tôi có bị ép cấp, ép giá khi mua vật tư phân bón hoặc bán sản phẩm cho công ty hay không?". Giám đốc Ngô Thanh Hùng giải đáp rõ từng thắc mắc của bà con: Cổ phần hóa là mọi người cùng góp vốn vào công ty để trồng cà-phê. Công ty bỏ vốn đầu tư cây giống, phân bón (khoảng 80 triệu đồng/ha cà-phê), kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm. Người dân sau khi góp đất sẽ là thành viên của công ty, được hưởng các chế độ theo quy định, được bố trí làm việc theo khả năng của từng người trên tinh thần "ai làm nhiều thì được hưởng nhiều".

Sau bảy năm, khi vườn cà-phê đã phát triển ổn định nếu người dân có nhu cầu nhận lại vườn, công ty chuyển giao lại sau khi khấu trừ cổ phần. Người dân có trách nhiệm trả dần vốn đầu tư cho công ty trong thời gian 3 - 5 năm và bán sản phẩm cho công ty, được công ty cung ứng các loại vật tư phân bón phù hợp cho chăm sóc cà-phê. Trước mắt, công ty sẽ tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cà-phê cho người dân trong vùng dự án, tiếp nhận lao động vào làm việc tại công ty.

Ðược biết, để chuẩn bị cho việc cổ phần hóa, từ năm 2008, Công ty Thái Hòa đã thuê đất của địa phương và trồng được gần 150 ha cà-phê giống Catimo F7, chăm bón bằng phân hữu cơ vi sinh và phòng bệnh bằng dầu thảo dược. Những vườn cà-phê này được coi là mô hình trình diễn để nông dân địa phương kiểm chứng, so sánh với việc trồng ngô, sắn. Kết quả ban đầu rất khả quan, cây cà-phê chưa đầy một năm đã cao gần 1 m. Nhiều cây đang ra hoa lần đầu, dự kiến năm 2010 sẽ cho thu hoạch lứa đầu, năng suất có thể đạt khoảng 5 - 8 tấn/ha. Cũng trong khoảng thời gian này, gần 1.000 lượt lao động vào làm việc tại công ty với thu nhập 50 nghìn - 60 nghìn đồng/ngày công. Nhiều người nhận khoán thu nhập đạt tới 100 nghìn đồng/công. Ðồng thời, công ty tổ chức cho 40 lao động ở các xã trong vùng dự án đi tham quan học tập kỹ thuật trồng cà-phê ở những tập đoàn sản xuất lớn.

Vợ chồng chị Tiềm ở xóm Hầu, xã Ngọc Lâu được nhận vào làm ở Công ty Thái Hòa sau sáu tháng thử việc. Bây giờ, hai vợ chồng đều được nhận mức lương là 1,5 triệu đồng/người. Chị Tiềm cho biết, gia đình có hơn 600 m2 đất trước đây trồng ngô và lúa, chuẩn bị góp cổ phần vào công ty với hy vọng sẽ được đổi đời nhờ cây cà-phê.

Những kết quả bước đầu đạt được cho thấy, việc Công ty Thái Hòa xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu cà-phê tại các xã vùng cao huyện Lạc Sơn là hướng đi đúng, có tác dụng đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương theo hướng CNH, HÐH nông nghiệp, nông thôn. Theo Chủ tịch UBND xã Ngọc Lâu Bùi Trọng Tây, thổ nhưỡng, khí hậu các xã vùng cao Lạc Sơn hợp với cây cà-phê, trước đây đã được người Pháp trồng. Năm 1990, khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Ngọc Lâu đã có 10 ha cà-phê nhưng không có đầu ra cho sản phẩm. Trong khi ngô và sắn là hai cây chủ đạo ở Ngọc Lâu lại không đem lại hiệu quả kinh tế, bởi vậy đời sống nhân dân trong xã còn nghèo và là xã khó khăn của huyện Lạc Sơn.

Việc trở lại với cây cà-phê theo dự án của Công ty Thái Hòa không chỉ giúp địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng mà còn tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận tiến bộ kỹ thuật và tác phong làm việc công nghiệp ngay trên đồng đất quê hương, góp phần xóa đói, giảm nghèo và làm giàu bằng chính sức lao động của mình. Trước mắt Ngọc Lâu sẽ huy động hơn 200 ha đất đồi, rừng nghèo sang trồng cà-phê theo hình thức góp vốn cổ phần vào Công ty Thái Hòa.

Việc triển khai dự án ở các xã Ngọc Sơn, Tân Mỹ cũng sôi động không kém và xem ra tiến độ còn khẩn trương hơn nhiều. Dẫn chúng tôi đi thăm vườn cà-phê đang bén rễ hồi xanh, ông trưởng xóm Bói (xã Ngọc Sơn) Bùi Văn Phanh cho biết, đã có 47 hộ dân trong xóm góp 13 ha đất vào công ty để trồng cà-phê. Công ty đầu tư toàn bộ giống, phân bón, làm đất và hướng dẫn kỹ thuật trồng canh tác. Người dân được lợi nhiều thứ từ dự án này nên rất yên tâm và phấn khởi, nhất là khi thấy cây cà-phê mỗi ngày một lớn. Giám đốc Ngô Thanh Hùng cho biết, mục tiêu phấn đấu của công ty là xây dựng vùng nguyên liệu cà-phê tại các xã vùng cao huyện Lạc Sơn, với khoảng 850 ha cà-phê do doanh nghiệp cổ phần và 1.000 ha cà-phê do nhân dân đóng góp gắn với du lịch sinh thái mang bản sắc văn hóa Mường nhằm thu hút khách du lịch và tạo ra vùng cà-phê có thương hiệu riêng, có giá trị xuất khẩu cao. Công ty cũng đã nghĩ tới việc xây dựng khu công nghiệp sản xuất, chế biến cà-phê liên hoàn, tiêu thụ toàn bộ sản lượng cà-phê cho các tỉnh khu vực phía bắc. Trong mùa mưa này, công ty trồng thêm 110 ha cà-phê nữa. Hiện lượng giống đã được chuẩn bị đúng, đủ theo kế hoạch.

Ðây là mô hình mới nên Công ty Thái Hòa cũng như người dân không khỏi lúng túng trong trình tự, thủ tục khi thực hiện góp vốn cổ phần bằng đất. Vì vậy các cấp chính quyền và các ngành chức năng ở Hòa Bình sớm có những văn bản hướng dẫn cụ thể nhằm bảo đảm tính pháp lý, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và nông dân trong hình thức cổ phần còn mới này, tạo điều kiện bền vững cho cây cà-phê phát triển bền vững trên vùng cao Lạc Sơn.

NGỌC OANH và THANH HÀ

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang