• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Anh nông dân làm... công nghiệp

Nguồn tin: SGGP, 23/6/2005
Ngày cập nhật: 23/6/2005

Dù đã nghe nhiều chuyện về những anh “hai lúa” làm máy, viết sách..., nhưng câu chuyện về người nông dân làm giám đốc một doanh nghiệp chế tạo các loại máy nông nghiệp (máy băm bèo, băm cỏ, máy bơm nước) vẫn thấy là lạ. Vượt 200 cây số từ Hà Nội về Thái Bình, chúng tôi tìm đến doanh nghiệp Thiên Thuận ở xã Thụy Thanh huyện Thái Thụy để tìm gặp vị giám đốc tay còn thơm mùi rơm rạ - anh Nguyễn Như Lĩnh.

Từ “nông dân công nghiệp”...

Thụy Thanh là vùng chiêm trũng, nghề chính của dân nơi này là trồng lúa, nuôi lợn, nuôi cá. Nhà nào nhiều thì hơn trăm con lợn, ít cũng dăm ba chục con, vài ba ao cá. Nếu chăn nuôi bằng cám công nghiệp thì lãi ít, mà băm bèo bằng tay cho cả trăm con lợn thì phải mất nửa ngày. Làm sao để tận dụng được bèo trong ao cho chăn nuôi mà đỡ tốn công? Mong muốn làm một chiêc máy băm bèo cho bà con nẩy nở trong anh Lĩnh từ đó.

Một góc xưởng sản xuất của anh Lĩnh.

Cuối năm 2000, khi một người bạn kể cho anh nghe về chiếc máy xay sinh tố, anh đã nằng nặc đòi xem tận mắt. Sau lần ấy, nguyên lý hoạt động của chiếc máy băm bèo dần hiện ra trong đầu anh.

Hơn một tháng sau, chiếc máy băm bèo đầu tiên dựa trên nguyên lý của máy xay sinh tố ra đời với động cơ lấy từ ruột những chiếc tủ lạnh, máy điều hòa đã hỏng. Lĩnh kể lại khi vận hành máy, bèo vừa cho vào đã nát vụn, bắn tung tóe khắp sân. Chiếc máy khi đó cũng to bằng cái... bồ đựng thóc.

Mày mò mãi, tôi phát hiện ra rằng, máy của mình công suất nhỏ mà vòng tua lại lớn nên bèo vừa cho vào đã nát. Thêm nữa, cánh quạt cấu tạo ngang bằng nên bèo, cỏ cứ vọt lên trên. Từ đó, tôi giảm số vòng tua từ 360 vòng/phút xuống còn 240 vòng/phút. Lại lắp thêm một cánh quạt gió cong xuống có chức năng đẩy hỗn hợp ra ngoài...”.

Sau 6 tháng kể từ ngày hình thành ý tưởng, đến tháng 6 – 2001, chiếc máy đầu tiên ra đời và được đưa vào sử dụng. Anh Nguyễn Hữu Xiêng, chủ trang trại với 200 con lợn, một trong những người đầu tiên sử dụng máy băm bèo của anh Lĩnh, nhớ lại: “Hồi ấy, để chuẩn bị thức ăn cho hơn 100 con lợn, 100 con ngan, nhà tôi phải mất cả buổi sáng băm bèo.

Từ ngày dùng máy của anh Lĩnh chỉ mất 15 phút buổi sáng trước khi ra đồng”. Còn anh Thiển, người có nhiều ao cá nhất làng cho biết: “Trước đây, mỗi ngày anh phải mất 6 giờ băm 4 tạ cỏ ướt cho đàn cá. Nhưng nay thì máy làm chỉ độ nửa tiếng. Cỏ lại đều và mịn”.

Ngày đó, anh Lĩnh làm máy cốt sao cho gia đình đỡ tốn công lao động, cho người thân bớt vất vả. Nhưng rồi bà con tìm đến hỏi mua máy ngày một đông. Anh Lĩnh thành thật: “Không ngờ chiếc máy đầu tiên đã đổi được 2 tạ thóc (khoảng 300.000đ). Với tôi, 300.000đ lúc đó to lắm. Thế là tôi nghĩ đến chuyện sản xuất máy nhiều hơn”.

Hiện giờ, hầu như trong làng, nhà nào chăn nuôi, dù ít dù nhiều đều dùng máy băm bèo của anh vì vừa tiện lợi, vừa rẻ, lại bền. Như chiếc máy của gia đình anh Xiêng, đã gần 5 năm nhưng chỉ mới đi bảo dưỡng miễn phí đúng một lần. Câu chuyện về chiếc máy băm bèo, băm cỏ của anh nông dân tên Lĩnh cứ đồn xa. Rồi không chỉ có nông dân trong xã trong làng đến mua, những người bán buôn, đại lý trên thành phố, tận Hà Tây, Bắc Ninh về đặt hàng với số lượng lớn.

... Đến doanh nhân

Đơn đặt hàng ngày một nhiều. Anh Lĩnh bắt đầu tính chuyện mở xưởng sản xuất. Lĩnh bảo: “Khi ấy, mở xưởng sản xuất, thuê công nhân với một thằng nông dân như tôi là chuyện không đơn giản. Nhưng được chính quyền động viên, bà con ủng hộ, tôi quyết định liều một phen!”. Thế mà, cái sự “liều” của anh đã giúp hơn chục con em trong làng có việc làm. Anh lại khuyến khích một số gia đình gửi con em lên trường cơ khí Đông Anh (Hà Nội) học nghề.

Hơn 2 năm sau, gần 10 trai làng rời trường cơ khí Đông Anh trở về xưởng của anh làm việc. Trong đó có cả công nhân lành nghề như anh Nguyễn Văn Chinh (bậc 3/7). Cùng năm đó, cô em gái của anh Lĩnh là Nguyễn Thị Hạnh tốt nghiệp khoa kỹ thuật công nghiệp Trường ĐHSP1.

Từ đó anh có thêm kỹ sư Hạnh giúp khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) trước khi xuất xưởng. Đấy cũng là lúc anh đã có trong tay một số vốn kha khá để tính tới sản xuất quy mô hơn. Anh nói: “Lập xưởng đã là chuyện vui lắm rồi. Đâu ngờ, có ngày được làm chủ một doanh nghiệp, dù nó còn con con...”.

Tháng 2-2004, 1.000 chiếc máy băm bèo được sản xuất hàng loạt và tung ra thị trường một số tỉnh đồng bằng Bắc bộ với nhãn hiệu Thiên Thuận. Vì máy băm bèo là sản phẩm “độc”, chưa thấy nhà máy nào sản xuất nên không có cạnh tranh. Nhiều khi máy sản xuất ra không đủ để bán.

Là nông dân nên anh biết rõ ruộng đồng quê mình. Anh nhận thấy rằng, ruộng đồng ở đồng bằng Bắc bộ phần nhiều là đất chua, mặn. Thế nên, dù máy bơm nước của Trung Quốc, Nhật, Nga có nhiều trên thị trường nước ta nhưng không được nông dân ưa chuộng bởi lý do: vỏ máy bơm của Nhật được làm bằng tôn mỏng (1,2 mm), vỏ máy của Trung Quốc được làm từ hợp kim nhôm, không hợp với đất chua mặn, lại không có bộ phận bảo vệ vòng bi nên chóng hỏng trong môi trường mặn.

Vì thế, máy của Thiên Thuận được “nội địa hóa” tối đa bằng cách lắp thêm bộ phận bảo vệ vòng bi; vỏ máy được làm dày lên 1,5 mm. Thêm nữa, Rofe (ruột máy) được tận dụng từ phế phải công nghiệp (từ ruột máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh của Nhật, Liên Xô cũ). Nhờ có “thiết bị ngoại nhập”, “công nghệ” của Nga, Nhật Bản, nhưng giá chỉ bằng máy Trung Quốc nên sản phẩm của Thiên Thuận được nông dân ưa chuộng, dễ chiếm lĩnh thị trường.

Cũng trong năm 2004, máy băm bèo, máy bơm của Thiên Thuận được Sở KH-CN Thái Bình và được đánh giá tốt. Hiện giờ, anh Lĩnh đang cùng Sở KH-CN gấp rút thủ tục đăng ký bản quyền với Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, trước khi tiến hành sản xuất hàng loạt máy bơm công suất lớn phục vụ tưới tiêu cho các cánh đồng trũng trên địa bàn Thái Bình.

Mới đây nhất, tháng 4 -2005, anh Lĩnh vừa trở về từ Tây Nguyên với một đơn đặt hàng máy bơm công suất lớn phục vụ tưới cà phê trước mùa khô.

Anh bảo vui nhưng lo cũng nhiều: “Bước vào kinh doanh thực sự rồi. Giờ là những hợp đồng hàng trăm triệu đồng, gắn với miếng cơm manh áo của cả hai chục anh em. Chẳng giống như ngày trước, một thân mình làm, làm được cái nào đổi lúa cho bà con cái đó!”. Làm giám đốc rồi, nhưng lời nói, suy nghĩ của anh vẫn mộc mạc, chân chất như anh Lĩnh nông dân ngày nào...

CHÍ HIẾU - XUÂN ĐÔNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang