• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

ĐBSCL: Bán tháo mía non

Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng, 27/08/2009
Ngày cập nhật: 27/8/2009

Giá đường cát trên thị trường ĐBSCL đang tăng chóng mặt: 15.000 - 16.000 đồng/kg. Nhiều nhà máy đường trong khu vực đang hiếm hàng để bán. Lúc này, có đơn vị “tranh thủ” vào vụ ép mía non sớm 3 - 4 tuần với lý do “chạy” lũ. Trong khi các nhà máy khác trong khu vực vẫn cố gắng giữ cam kết đến giữa tháng 9 trở đi mới hoạt động nhằm đảm bảo lợi ích chung cho doanh nghiệp mía đường và nông dân. Tại vùng mía Phụng Hiệp - Ngã Bảy, Hậu Giang, nhiều nông dân thấy giá sụt giảm nên ào ạt bán mía non khi chữ đường còn ở mức 6 - 7 CCS…

Bán mía non... chạy lũ?!

Có mặt tại xã Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp trưa ngày 25-8, chúng tôi thấy có gần 10 ghe chở mía của thương lái từ khắp nơi ở ĐBSCL đến thu mua. Xã Phụng Hiệp có 327 ha mía nguyên liệu nhưng đã thu hoạch rất nhiều. Hầu hết, các thương lái thu mua mía từ xã Phụng Hiệp đều cho biết là bán lại cho Công ty cổ phần Mía đường cồn Long Mỹ Phát (huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang). Anh Trương Hoàng Sơn, một thương lái tại Vĩnh Long cho biết: “Mấy ngày qua, chiếc ghe 45 tấn của tôi thu mua mía khắp huyện Phụng Hiệp rồi chở đến Công ty Long Mỹ Phát”.

Ông Phạm Văn Nam (ấp Sậy Niếu B, xã Phụng Hiệp) nói: “Thương lái mua mía tại ruộng với giá 540 đồng/kg. Trừ chi phí, ruộng mía thu hoạch được 100 tấn của tôi lời hơn 20 triệu đồng, khấm khá hơn so với năm ngoái. Thấy có lời nên tôi bán mía sớm”. Được biết, hiện chữ đường trong mía chỉ đạt từ 6 - 7 CCS nhưng người dân vẫn bán cho thương lái. Giải thích cho nguyên nhân này, ông Phạm Văn Nam cũng như nhiều người dân tại xã Phụng Hiệp cho biết: Bán mía để chạy lũ và lo ngại khi vào chính vụ mía sẽ rớt giá. Anh Nguyễn Văn Hoàng, cán bộ khuyến nông xã Phụng Hiệp nói: “Hiện xã chưa có tuyến đê bao vượt lũ, nên khi lũ về sẽ gây khó khăn cho người trồng mía. Do đó, họ thu hoạch mía sớm sau đó sẽ lên liếp trồng lúa”.

Chị Nguyễn Ngọc Thơ (ấp Mỹ Lợi B, xã Hiệp Hưng) nói: “Gia đình tôi vừa thu hoạch được 45 tấn mía, đang chờ thương lái đến chở. Dù biết mía chưa đủ chữ đường nhưng cũng phải bán vì lũ sắp về”. Hàng ngày, tại ấp Quyết Thắng, ấp Mỹ lợi A (xã Hiệp Hưng), ấp Sậy Niếu A, Sậy Niếu B (xã Phụng Hiệp) có đến hàng chục chiếc ghe của thương lái đến thu mua.

Được biết, toàn bộ 327 ha mía tại xã Phụng Hiệp được Công ty Long Mỹ Phát bao tiêu. Lo ngại việc bán mía sớm của người dân tại Phụng Hiệp cho Công ty Long Mỹ Phát để chạy lũ sẽ “châm ngòi” cho nhiều vùng khác ở ĐBSCL bán mía chưa đạt chữ đường.

Giá đường vẫn ổn định đến cuối năm

Ngày 26-8, ông Trịnh Minh Châu, Trưởng Tiểu vùng ĐBSCL, Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho rằng: Đến thời điểm này, chỉ có Nhà máy đường Long Mỹ Phát ở Hậu Giang (Công ty Mía đường cồn Long Mỹ Phát) hoạt động. Tất cả 9 nhà máy khác trong khu vực vẫn giữ nguyên “cam kết” đến trung tuần tháng 9 mới vào vụ. Hiện tại nông dân vì lo sợ giá mía khi vào chính vụ sẽ sụt giảm nên mới vội vàng bán sớm. Lúc này mía còn non, chữ đường còn thấp. Đây cũng là thời điểm mía tăng trưởng tốt về năng suất, chất lượng. Nông dân sẽ chịu nhiều thiệt thòi nếu như bán mía non. Chúng tôi vừa dự hội thảo mía đường châu Á tại Thái Lan. Thông tin cho biết, đảm bảo giá đường sẽ ổn định từ nay đến cuối năm.

Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Phụng Hiệp Dương Văn Hùng cho biết: “Vụ mía này, toàn huyện có 8.000 ha mía nguyên liệu. Trong số này có hơn 3.000 ha có nguy cơ bị ngập. Thời điểm này, lũ chưa về, thường thì tháng 9 Âm lịch mới có lũ, chưa có diện tích mía nào bị ảnh hưởng. Tuy nhiên năm nay nông dân bán mía rất sớm hơn mọi năm. Đến nay có địa phương như xã Phụng Hiệp đã bán hết 200 ha mía. Nguyên nhân là do giá cao, mía giống ROC 16 giá 650.000 - 700.000 đồng/tấn; ROC 11 là 500.000 - 550.000 đồng/tấn. Thương lái mua sô, khỏi cần đo chữ đường, chủ yếu bán cho Nhà máy đường Long Mỹ Phát và các lò thủ công”.

Thiệt hại tiền tỷ

Theo khảo sát của Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco), tại vùng mía Phụng Hiệp và Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, hiện chữ đường còn quá thấp. Mía đang sinh trưởng và tích lũy đường. Nếu thu hoạch sớm hơn 1 tháng sẽ thiệt hại khoảng 150 tỷ đồng. Đến giữa tháng 9 trở đi, mía vùng này đạt chữ đường 7 - 8 CCS, trong đó sẽ có 2.500ha mía cho thu hoạch.

Lãnh đạo một nhà máy đường ở Hậu Giang khẳng định: “Trong trường hợp lũ về sớm, với 4.000 ha mía chạy lũ ở Phụng Hiệp và Ngã Bảy cũng không áp lực lớn. Chỉ riêng năng lực của 3 nhà máy đường trong tỉnh (Phụng Hiệp, Vị Thanh và Long Mỹ Phát) tiêu thụ khoảng 8.000 tấn mía cây/ngày, thì chưa đầy 40 ngày sẽ đảm bảo ép hết mía cho dân. Do vậy, các nhà máy đường trong khu vực nên bắt đầu hoạt động từ 15-9 trở đi là hiệu quả nhất, nông dân bán được lợi nhiều hơn”.

Trong khi đó, ông G.Madhava Raju, Giám đốc Công ty Mía đường NIVL (Long An) tính toán: Nếu các nhà máy đường ở ĐBSCL chậm vào vụ sản xuất 1 tháng thì lượng đường ở ĐBSCL tăng thêm 25.000 tấn…

Bình Đại – Lê Chinh

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang