• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quảng Ngãi: Tỏi Lý Sơn - Có thương hiệu, càng long đong

Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng, 25/08/2009
Ngày cập nhật: 27/8/2009

Tỏi là cây trồng chủ lực của huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã được công nhận thương hiệu, thế nhưng nông dân trồng tỏi ở đây ngày càng long đong. Bất chấp việc được người tiêu dùng ưa chuộng, tỏi Lý Sơn vẫn ngày càng yếu thế trên thị trường trước sự cạnh tranh khốc liệt của tỏi ngoại nhập.

Tiêu thụ khó do... tỏi ngoại giá bèo!

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 85% trong tổng số hơn 4.000 hộ dân (22.000 nhân khẩu) của huyện đảo Lý Sơn tham gia trồng tỏi. Vụ tỏi năm 2009, toàn huyện trồng được 277ha tỏi, năng suất khô gần 59 tạ/ha, sản lượng đạt 1.616 tấn, tăng 570% so với năm 2008 và tăng trung bình so với các năm trước khoảng 15%.

Trong gần nửa tháng qua (tháng 8-2009), giá một ký tỏi bán tại Lý Sơn đã tăng từ 20.000 đồng lên 28.000 đồng. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Lê, Trưởng phòng Kinh tế huyện đảo Lý Sơn lại cho biết: “Năng suất, sản lượng đạt cao nhưng giá 28.000 đồng/ký so với cách đây vài năm giá tỏi Lý Sơn lên đến 50.000 đồng/ký thì mất gần một nửa thu nhập của nông dân. Với giá hiện nay, người trồng tỏi thu được 20 triệu đồng/ha/vụ nhưng so với lúc tỏi có giá 50.000 đồng/kg thì mỗi hécta tỏi bị thất thu gần 20 triệu đồng. Với gần 300ha trồng tỏi, nông dân Lý Sơn đã mất gần 6 tỷ đồng trong năm nay”.

Chị Phạm Thị Bé - một nông dân trồng tỏi ở thôn Tây, xã An Hải cho rằng: “Thời trước, tỏi Lý Sơn được bán đi khắp nước, được các cơ sở làm nem, chả trong cả nước thu mua rất mạnh. Nhưng từ khi tỏi Trung Quốc tràn qua với giá cực rẻ, lập tức thị trường của tỏi Lý Sơn ngày càng co hẹp lại. Hầu hết các cơ sở làm nem chả liền “quay lưng” với tỏi Lý Sơn, mua tỏi Trung Quốc về làm nguyên liệu sẽ có lãi nhiều hơn".

Việc Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học – Công nghệ) trao giấy chứng nhận thương hiệu tỏi Lý Sơn cuối tháng 3-2009 đã tạo điều kiện về mặt pháp lý cần thiết về chỗ đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước trong tương lai. Nghịch lý là từ khi tỏi Lý Sơn được cấp chứng nhận thương hiệu thì giá bán không tăng mà lại càng sụt giảm.

Ông Trương Nghĩa, ở thôn Đông, xã An Hải là người đại diện thu mua, chế biến hành, tỏi của 50 hộ dân tham gia vào Hội sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm này ở Lý Sơn, cho biết: “Gần 5 tháng qua, từ khi hội này được cấp giấy chứng nhận thương hiệu, tôi đã chạy đôn đáo tìm thị trường tiêu thụ, nhưng mới chỉ bán được ra thị trường miền Trung hơn 3 tấn tỏi”.

Bản thân ông biết rõ việc trồng hành, tỏi chứ chưa có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh (tiếp thị, quảng bá) sản phẩm ra thị trường, ông thừa nhận: “Cơ sở sản xuất hành tỏi Trung Nghĩa có đủ tư cách pháp nhân, nhưng vẫn chưa thể đưa sản phẩm của mình vào giới thiệu ở các siêu thị lớn Hà Nội và TPHCM”.

Thương hiệu chưa đủ

Trồng cây tỏi, mà cây gì cũng vậy, muốn tươi tốt thì phải có nước tưới. Nhưng huyện đảo Lý Sơn thì không “đào” đâu ra hệ thống thủy lợi nào, ngoại trừ hệ thống thoát nước. Để cung cấp nước cho cây trồng, người dân ở đây phải đóng giếng bơm, nhưng Lý Sơn lại không có điện! Vậy thì dùng bơm dầu, mà dầu ở đảo thì đắt hơn đất liền rất nhiều.

Chị Nguyễn Thị Mai (thôn Tây, xã An Hải) cho biết: “Bơm tưới nước cho những vùng tỏi xa mỗi giờ phải chi phí đến 75.000 đồng (3 máy), vùng gần từ 25.000 - 30.000 đồng/giờ. 1 sào tỏi phải chạy hơn 1 giờ mới đủ nước (6 khối). Những vùng trồng tỏi trên cao thì phải 6 - 7 ngày mới được tưới 1 lần, vùng thấp chi phí ít hơn nên được tưới nhiều hơn, 2 - 3 ngày/lần. Tình trạng này đã hạn chế không ít về năng suất của cây tỏi và tốn kém cho nông dân rất nhiều”.

Năm nào người trồng tỏi ở Lý Sơn cũng phải cải tạo đất một lần. Đất cũ phải moi lên thay vào đó lớp đất đỏ bazan dày khoảng 1,5 - 2cm. Xong, rải lên lớp phân chuồng và phả đều một lớp đất cát đá vôi lấy từ biển lên dày khoảng 2 - 3cm. Trung bình một sào đất trồng tỏi nông dân Lý Sơn phải đầu tư khoảng 600.000 đồng cải tạo đất mỗi năm.

Ông Nguyễn Văn Lê còn kể thêm 2 cái “khổ” khác của nông dân trồng tỏi ở Lý Sơn: “Giống tỏi ở Lý Sơn cũng đã có biểu hiện thoái hóa sau nhiều năm được trồng tại đây và hiện nông dân phải mua giống từ Ninh Thuận về với giá cao. Người trồng tỏi Lý Sơn cũng “bí” luôn cách bảo quản sau thu hoạch nên trong những giai đoạn tỏi ế, sản phẩm tồn đọng lâu bị hư thối khiến nhiều hộ lâm cảnh “công cốc” sau nhiều tháng đầu tư sản xuất!”.

Ông Võ Xuân Huyện, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn khẳng định: “Tỏi Lý Sơn đã có thương hiệu”, nhưng cũng băn khoăn “chưa có tổ chức, cá nhân nào có đủ năng lực để quảng bá, mở rộng thị trường trong khi năng lực kinh doanh của cơ sở Trung Nghĩa vẫn còn yếu, chưa mang tính chuyên nghiệp… Huyện đang rất cần những người có đủ khả năng để kinh doanh đặc sản này có hiệu quả, tập hợp nhiều người kết nạp vào Hội sản xuất hành, tỏi Lý Sơn để có tiếng nói chung và cùng có lợi”.

Ông Nguyễn Văn Lê, Trưởng phòng Kinh tế huyện đảo Lý Sơn: Hơn nửa thế kỷ trước, cây tỏi theo chân những thương nhân từ Huế vào Cù Lao Ré (Lý Sơn ngày nay), bén duyên với đất cát, với bầu không khí trong lành giữa biển cả thì thay đổi cả “ngoại hình lẫn tính nết”. Không to lắm, không cay lắm, mùi nồng dìu dịu chứ không hắc, tỏi Lý Sơn đã hình thành một hương vị đặc trưng “có 1 không 2” ở Việt Nam.

HÀ MINH - HOÀNG TRỌNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang