• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bắc Giang: Trồng cỏ - Hướng đi mới cho phát triển kinh tế của vùng cao Lục Ngạn

Nguồn tin: Agroviet, 25/08/2009
Ngày cập nhật: 26/8/2009

Với mục tiêu đưa nghề chăn nuôi đại gia súc trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của 12 xã vùng cao huyện Lục Ngạn, UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã trích ngân sách gần 100 triệu đồng giao cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai xây dựng mô hình điểm “Trồng cỏ cao sản VA06, chăn nuôi bò nhốt tại chuồng” ở xã vùng cao Phong Vân

Trong những năm gần đây, huyện Lục Ngạn đã thực hiện chủ trương “Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đàn gia súc trâu, bò, dê, ngựa... tại 12 xã vùng cao” nhằm tận dụng tiềm năng đất đai - diện tích đồng cỏ lớn và nguồn nhân lực. Thực hiện chủ trương này, các xã vùng cao của huyện đều đã quan tâm đẩy mạnh phát triển nghề chăn nuôi đại gia súc và coi đó là ngành kinh tế mũi nhọn cùng ngành Lâm nghiệp - trồng rừng. Tuy nhiên đến nay chăn nuôi đại gia súc của Lục Ngạn nói chung và ở các xã vùng cao nói riêng vẫn không phát triển được là bao. Thậm chí còn đang có chiều hướng suy giảm.

Nguyên nhân do tập quán chăn nuôi trâu, bò thả rông của nhân dân vùng cao đã tồn tại từ lâu đời, việc làm chuồng trại chăn nuôi không bảo đảm kỹ thuật, thêm vào đó là công tác tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc gặp nhiều khó khăn... nên đợt rét đậm, rét hại xảy ra vào đầu năm 2008 đã làm cho 1.261 nghìn con trâu, bò bị chết, gây ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của người chăn nuôi. Mặt khác do việc phát triển nhanh diện tích rừng kinh tế và các hộ dân trước kia sống trong khu vực đất của trường bắn Quốc gia TB1 nay được di dân ra khu vực khác để trả lại đất Quốc phòng nên diện tích đồng cỏ bị thu hẹp lại là nguyên nhân chính làm cho đàn đại gia súc của huyện khó phát triển. Tính đến nay, toàn huyện có khoảng 22 nghìn con trâu và trên 6 nghìn con bò...

Cùng với sự quan tâm hỗ trợ của Đảng và Chính phủ thông qua các chương trình 134, 135... nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội ở các xã vùng sâu vùng xa phát triển, tháng 7 vừa qua, UBND huyện Lục Ngạn đã đầu tư gần 100 triệu đồng giao cho Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) triển khai thực hiện mô hình điểm “Trồng cỏ cao sản VA06, chăn nuôi bò nhốt tại chuồng” ở xã vùng cao Phong Vân. Theo đó ba hộ dân được lựa chọn tham gia mô hình này đã được Phòng NN&PTNT huyện tổ chức cho đi học tập kinh nghiệm trồng cỏ, chăn nuôi bò ở huyện Mèo Vạc (Hà Giang). Được tập huấn kỹ thuật trồng cỏ, chăn nuôi bò nhốt, biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn bò. Đồng thời mỗi hộ đã được hỗ trợ (khoảng 20 triệu đồng) bằng 50% kinh phí mua 4 con bò cái sinh sản, hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng chuồng trại chăn nuôi theo quy chuẩn và được cấp giống cỏ cao sản VA06 để triển khai trồng trên diện tích 4 sào.

Ông La Văn Nam, phó chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết thêm: UBND huyện lựa chọn xã Phong Vân là nơi thực hiện mô hình làm điểm, bởi đây là một trong những xã có đàn đại gia súc lớn nhất địa phương. Ngoài ba hộ dân được lựa chọn tham gia mô hình, xã Phong Vân còn vừa được hỗ trợ 36 con bò cái sinh sản từ chương trình mục tiêu Quốc gia về hỗ trợ khuyến nông - khuyến lâm cho đồng bào dân tộc khó khăn. Chúng tôi đã chỉ đạo Phòng NN&PTNT cùng UBND xã Phong Vân đưa cả 36 hộ dân được hỗ trợ bò giống vào mô hình để tập trung thực hiện cho có hiệu quả.

Như vậy mô hình “Trồng cỏ cao sản, chăn nuôi bò nhốt tại chuồng” ở xã Phong Vân được mở rộng ra 39 hộ dân với 48 con bò cái sinh sản. Do nhận thức được hiệu quả kinh tế từ mô hình này đem lại nên sau hơn một tháng triển khai, các hộ dân trong mô hình đã làm xong chuồng trại theo quy chuẩn kỹ thuật và trồng được hơn 3 mẫu cỏ VA06 tại những chân ruộng cao - cấy lúa không ăn chắc và trồng xen canh với vải thiều. Trong đó ba gia đình ông Vi Văn Tìn, ông Trần Đình Vắn, ở làng Chả và ông Chu Văn Sảy, ở làng Rì trồng được khoảng 1,2 mẫu cỏ, còn lại 36 hộ dân ở các thôn bản trong xã Phong Vân, trung bình mỗi hộ trồng được 0,5 sào cỏ cao sản. Đối với những hộ triển khai trồng giống cỏ VA06 xuống chân ruộng cao còn được UBND huyện hỗ trợ 150 kg thóc/sào.

Kiểm tra việc thực hiện mô hình cho thấy, giống cỏ VA06 sinh trưởng và phát triển khá tốt trên đất Phong Vân. Theo ông Chu Văn Báo, trưởng Phòng NN&PTNT Lục Ngạn, đây là giống cỏ có hàm lượng dinh dưỡng cao chiếm khoảng 2,35%, còn các giống cỏ thường hàm lượng dinh dưỡng chỉ chiếm 0,5%. Việc trồng cỏ cao sản, nuôi bò tại chuồng sẽ tránh được tình trạng đồng cỏ khan hiếm vào mùa khô, đảm bảo lượng thức ăn cung cấp đàn bò béo khoẻ, như vậy giá trị kinh tế cũng cao hơn đối với bò chăn thả rông theo phương thức truyền thống của nhân dân. Để thực hiện mô hình này thực sự hiệu quả, Phòng NN&PTNT đã chỉ đạo đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở, lập sổ theo dõi từng con bò, qua đó nhằm quản lý và phòng chống dịch bệnh tốt.

Qua tìm hiểu thực tế (tại các gia đình ông Đoàn Văn Tuấn, Đoàn Văn Tú...) ở Mai Thượng - Hương Mai - Việt Yên (Bắc Giang) chúng tôi được biết, mỗi gia đình chỉ chăn nuôi một cặp bò cái sinh sản theo phương thức trồng cỏ - bán chăn thả, một năm thu lãi tới 10 triệu đồng.

Như vậy việc thực hiện mô hình điểm "Trồng cỏ cao sản, chăn nuôi bò nhốt tại chuồng" sẽ là cơ sở quan trọng để nhân dân vùng cao Lục Ngạn so sánh với phương thức chăn nuôi truyền thống. Từ đó họ sẽ tự thay đổi tập quán chăn nuôi theo phương thức an toàn, có hiệu quả kinh tế cao hơn. Mặt khác việc thực hiện mô hình thành công sẽ mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế của các xã vùng cao huyện Lục Ngạn, để nghề chăn đại gia súc sẽ thực sự trở thành ngành kinh tế trọng tâm ở những nơi vùng cao còn khó khăn này./.

Đức Thọ

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang