• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Giá khóm nguyên liệu ĐBSCL đang dao động mạnh: Ai sẽ cứu nông dân?

Nguồn tin: BCT, 18/6/2005
Ngày cập nhật: 20/6/2005

Đang vào vụ thu hoạch khóm nguyên liệu ở ĐBSCL, giá cả thu mua bắt đầu giảm mạnh, đến mức nông dân cầm chắc từ huề đến lỗ nặng. Điều đáng quan ngại là hầu như toàn bộ việc tiêu thụ khóm nguyên liệu trong nông dân hiện nay do thương lái “đảm nhiệm”. Nông dân, doanh nghiệp vẫn còn “xa nhau”!

GIÁ CẢ BẤP BÊNH, NÔNG DÂN CHỊU THIỆT

Huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang hiện được coi như điểm “nóng” nhất ở ĐBSCL về tình trạng giá khóm liên tục sụt giảm trong thời gian qua. Hơn 11 năm nay cây khóm luôn là chọn lựa hàng đầu trong cơ cấu cây trồng của huyện. Thế nhưng, chưa bao giờ người trồng khóm lại cảm thấy không yên tâm như lúc này. Giá cả liên tục biến động và hiện đang ở mức rất thấp, không bù nổi chi phí nông dân bỏ ra. Anh Hà Văn Út-ấp Tân Phong xã Tân Lập II bức xúc: “Tháng 5 vừa rồi giá 1.200đ/kg, giờ chỉ còn 600 đồng đến 700 đồng/kg, trong khi phải 1.000đ/kg mới đủ chi phí. Đang vào đầu mùa thu hoạch khóm mà giá rớt thế này, trong khi Nhà nước đang khuyến khích người dân tăng diện tích, tăng sản lượng. Thế sao giá lại không tăng?”. Chú Ba Hòa-một kiện tướng trồng khóm của huyện Tân Phước, nói: “Giữa cái “thúng phèn” Tân Phước thuộc vùng Đồng Tháp Mười này cây khóm phù hợp nhất. Nhưng lẽ nào phai để nông dân chấp nhận giá cả thất thường thế này hoài?”. Được biết, toàn huyện Tân Phước hiện có 10.000 ha khóm nguyên liệu, trước đà rớt giá này nhiều người lo ngại lỗ lã là chắc chắn, không đủ tiền trả nợ ngân hàng...

Vấn đề được đặt ra với doanh nghiệp chế biến khóm duy nhất trong tỉnh Tiền Giang. Ông Nguyễn Văn Mì, Phó Giám đốc Công ty Rau quả Tiền Giang cho biết: “Do tình hình từ đầu năm giá khóm thế giới giảm từ 15-20% so với năm 2004 nên Công ty không dám ký hợp đồng với các đối tác nước ngoài vì sợ lỗ”. Mặt khác, theo anh Nguyễn Văn Ngai, Trưởng phòng kỹ thuật Công ty rau quả Tiền Giang thì qua phân tích mẫu cho thấy do tập quán canh tác của người dân không đúng kỹ thuật, dẫn đến mất cân đối giữa độ ngọt và độ chua từ 3 đến 4 lần. Các chỉ tiêu về vi lượng như natri, chì, sắt... vượt quá yêu cầu nên thị trường Tây Âu-nơi nhập khẩu chính còn do dự, dẫn đến hợp đồng tiêu thụ không “chạy” được như mong muốn. Đây chính là mấu chốt của chuyện giá cả bấp bênh.

Nhưng đối với người dân thì việc giải thích này đúng nhưng chưa thật sự thuyết phục. Bởi nếu chất lượng trái chưa đảm bảo thì giá thu vào phải thấp quanh năm chứ đằng này cứ đến mùa vụ thì giá cả lại sụt giảm. Năm nay diện tích khóm tăng lên thì giá càng thấp hơn. Chính hình thức “thủ” này đã làm cho nông dân “lãnh đủ” mỗi khi có biến động giá cả xảy ra.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Thềm, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hòa Hưng Nam huyện Gò Quao-một trong những vùng khóm nổi tiếng ở Kiên Giang cho biết: Giá khóm thương lái thu mua tại ruộng hiện đang ở mức 800 đến 900 đồng/kg. Mức giá này thấp hơn so với đầu năm từ 100 đến 250 đồng/kg. Nhìn chung nông dân vẫn tạm chấp nhận được vì gần 500 ha khóm của nông dân trong xã đang vào vụ thu hoạch mà chưa xảy ra tình trạng tồn đọng như các tỉnh thành khác trong khu vực. Được biết hiện tại có nhiều thương lái thu mua khóm ở Kiên Giang để cung cấp cho khoảng 10 doanh nghiệp ở An Giang, TPHCM, Đồng Nai...

“4 NHÀ” CHƯA CHẶT CHẼ

Vấn đề đặt ra ở đây chính là vai trò của việc liên kết “4 nhà” chưa thể hiện cụ thể, chặt chẽ. Cụ thể như, toàn huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang có gần 10.000ha khóm, trong kế hoạch phát triển sẽ tăng lên 15.000 ha. Nhưng hiện chỉ có khoảng 3.000ha là Công ty Rau quả Tiền Giang “nắm” được thông qua các nông trường. Những hộ dân trong diện tích này khi xử lý cây khóm cho trái đều báo diện tích với công ty để chủ động được nguyên liệu đầu vào. Công ty thực hiện các hình thức báo giá 1 tháng, nửa tháng, 1 tuần và ngày chứ không có hợp đồng rõ giá sàn ngay từ đầu. Còn lại gần 7.000ha, do thương lái tiêu thụ. Một khía cạnh khác là qui hoạch vùng nguyên liệu. Trong khi chính quyền địa phương khuyến khích tăng diện tích cây khóm nhưng năng lực của nhà máy chế biến chỉ dừng lại ở mức 10.000 tấn/năm, bằng 1/10 so với khả năng đáp ứng của nguồn nguyên liệu. Mặt khác nếu như doanh nghiệp nói khóm nguyên liệu ở Tân Phước không đạt chất lượng, tiêu chuẩn, các chỉ tiêu dư lượng vượt quá yêu cầu thì sao địa phương không đưa vấn đề cho các nhà khoa học nghiên cứu để tìm giải pháp thích hợp hỗ trợ cho nông dân? Ngoài ra, lâu nay “4 nhà” cũng chưa thật sự gắn kết với lực lượng thương lái trong làm ăn nên chưa tập hợp được sức mạnh của lực lượng này.

Ở Kiên Giang chỉ có một doanh nghiệp chế biến khóm xuất khẩu là Công ty chế biến thực phẩm xuất khẩu Kiên Giang, công suất tiêu thụ nguyên liệu hàng năm từ 50.000 tấn trở lên. Ông Nguyễn Đông Ngoạc phụ trách bộ phận kinh doanh xuất khẩu cho biết: 5 tháng đầu năm, doanh nghiệp đã xuất khẩu được 1.154 tấn khóm cô đặc và đóng hộp sang thị trường Mỹ, Anh, Canada, Hàn Quốc, Nhật, Hà Lan. Hiện công ty đang mua khóm nguyên liệu với giá 850 đồng/kg. Nhiều năm qua, đơn vị gặp phải cạnh tranh gay gắt trong thu mua nguyên liệu với các doanh nghiệp ngoài tỉnh. Chưa năm nào nhà máy chạy hết công suất. Các doanh nghiệp cho rằng khóm nguyên liệu ở Kiên Giang có chất lượng và tính ổn định hơn (?). Được biết, năm 2004, gặp phải cạnh tranh thu mua nguyên liệu quyết liệt và do khó khăn về vốn, không ký hợp đồng tiêu thụ được với nông dân mà Công ty chế biến thực phẩm xuất khẩu Kiên Giang chỉ thu mua được hơn 10% sản lượng khóm của tỉnh. Đơn vị đành phải từ chối nhiều đơn đặt hàng của nước ngoài.

Theo ngành Thương mại tỉnh Kiên Giang, các địa phương trồng khóm trong tỉnh như Gò Quao, Vĩnh Thuận, An Minh, An Biên và Tứ giác Long Xuyên, hàng năm cho sản lượng khoảng 135.000 tấn, đa số là khóm Queen truyền thống. Nhưng hiện tại không có doanh nghiệp nào thực hiện hợp đồng bao tiêu với nông dân trồng khóm. Trước mắt địa phương chưa xảy ra tình trạng tồn đọng nhiều nguyên liệu nhưng giá cả đã sụt giảm... Thông tin mới nhất mà chúng tôi nhận được là hôm 14-6-2005, ngành thương mại, UBND tỉnh Kiên Giang đã tiến hành họp với lãnh đạo Công ty chế biến thực phẩm xuất khẩu Kiên Giang và các ngân hàng bàn giải pháp bao tiêu khóm trong dân để đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào, phục vụ chế biến xuất khẩu mặt hàng nông sản nổi tiếng của tỉnh.

HUY VINH-NGUYÊN THANH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang