• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thanh Hóa: Hàng trăm héc-ta cao su được trồng bằng giống tự mua ở các tỉnh phía Nam - Công ty bảo hại, người trồng nói không

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa, 22/08/2009
Ngày cập nhật: 24/8/2009

Từ đầu năm đến nay, trong khi chương trình phát triển cây cao su của tỉnh Thanh Hóa (mà Công ty Cao su Thanh Hóa có trách nhiệu phân phối giống) không đạt kế hoạch, thì nhiều hộ dân ở một số huyện đã tự phát mua giống cao su từ các tỉnh phía Nam trồng hàng trăm héc-ta. Sự năng động của người dân có lẽ cũng nên ghi nhận, song nhiều vấn đề phát sinh: Liệu từng xe cao su giống kia có được kiểm định chất lượng? Những loại giống phát triển tốt ở miền Nam nhưng có hợp với đất đai thổ nhưỡng của ở Thanh Hóa? Cách cung ứng giống của Công ty Cao su Thanh Hóa đã lôi kéo được người dân tham gia?

Vấn đề sẽ chẳng mấy quan trọng nếu đó là loại cây hàng năm, đầu tư ít. Trái lại, cao su là giống cây công nghiệp dài ngày, thời gian kiến thiết cơ bản tới 7 đến 8 năm mới cho thu hoạch. Thời gian đầu lại đầu tư vốn lớn. Nếu sau 8 năm, cây cao su không cho mủ hoặc sản lượng mủ kém thì thiệt hại cho người nông dân là rất lớn, lại không có công ty, tổ chức nào đứng ra bảo lãnh và chịu trách nhiệm cho sự rủi ro đó. Được biết Công ty Cao su Thanh Hóa đã ký hợp đồng về phương án góp vốn với các hộ dân trong chương trình phát triển cây cao su của tỉnh. Theo đó, công ty có trách nhiệm cung cấp giống, hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, một số chi phí làm đất, mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí khảo sát... Đến khi thu hoạch, người dân có trách nhiệm phải bán mủ cho công ty, công ty phải bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Cũng theo phương án trên, người trồng cao su sẽ được hưởng 60%, công ty cao su hưởng 40% giá trị thu hoạch mủ và gỗ trong quá trình khai thác – tính theo một chu kỳ 28 năm.

Minh chứng cho vấn đề trên, chúng tôi đã tìm về xã Yên Lạc, đơn vị có diện tích trồng cao su lớn nhất huyện Như Thanh. Tại đây, từ đầu năm đến nay có rất nhiều hộ nông dân không mua cao su giống của Công ty Cao su Thanh Hóa mà phần lớn dân tự mua giống cao su từ các tỉnh phía Nam. Ông Lê Ngọc Linh, Phó chủ tịch UBND xã Yên Lạc, cho biết: Năm 2009, đã có gần 70 hộ trong xã đăng ký trồng cao su. Hiện đã có trên 40 hộ có diện tích cao su trồng mới trong năm nay. Song, đa phần diện tích cao su trồng mới của xã thời gian qua là do nhân dân tự phát mua giống từ các tỉnh phía Nam, không phải giống của Công ty Cao su Thanh Hóa cung ứng. Nhiều gia đình phát triển diện tích cao su tương đối lớn như gia đình ông Lê Văn Giang với 8 héc-ta; chính gia đình ông Lê Ngọc Linh cũng đã và đang trồng thêm 4,8 héc-ta trong năm nay... Được biết, các nông dân thường góp tiền, thuê xe tải chở giống từ Công ty Cao su Phú Riềng (Bình Phước) và một số công ty giống ở Bình Dương. Hỏi về khả năng rủi ro, họ đều khẳng định: Đó là những công ty giống cao su lớn và có uy tín trên cả nước. Anh Lang Văn Nghiệp ở thôn 1, xã Yên Lạc khẳng định: “Không lẽ chúng tôi bỏ khoản tiền lớn mua giống mà không nghĩ đến chuyện đó! Một lí do nữa là mua giống trong Nam rẻ hơn nhiều so với giống cao su lấy của Công ty Cao su Thanh Hóa. Gia đình tôi đã trồng xong 1 héc-ta bằng nguồn giống từ Bình Phước, nhiều gia đình ở đây cũng vậy”. Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều gia đình muốn trồng cao su ngoài để sau này bán mủ cho các tư thương giá cao hơn mà không bị ràng buộc. Mặt trái của vấn đề mua giống cao su tự phát là nông dân không được hỗ trợ gì về kinh tế lẫn phổ biến kỹ thuật. Phần lớn họ tự học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Biết điều đó, song họ vẫn làm. Vậy cách hợp đồng và phân phối giống của Công ty Cao su Thanh Hóa có gì làm bà con nông dân không hào hứng? Trao đổi vấn đề tự phát mua giống cao su với đồng chí Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện N., người này cũng thừa nhận việc làm của người dân là bước đi không an toàn, song lại khẳng định: “Tôi nghĩ người dân đầu tư tiền của, họ đã thận trọng trong việc tính đến rủi ro”.

Thông tin từ lãnh đạo Công ty Cao su Thanh Hóa, trong 7 tháng đầu năm, nông dân trên địa bàn toàn tỉnh đã tự phát mua giống cao su về trồng được khoảng 300 héc-ta. Các địa phương có diện tích trồng mới khá lớn là Như Thanh, Ngọc Lặc, Thạch Thành, Cẩm Thủy... Ông Đỗ Viết Liêm, Giám đốc Công ty Cao su Thanh Hóa thể hiện quan điểm: Việc mua giống tự phát từ các tỉnh phía Nam để phát triển rừng cao su ở Thanh Hóa là rất nguy hiểm và bất lợi cho người nông dân và chương trình chung của tỉnh. Thứ nhất, những loại giống bà con mua về, ở trong Nam phát triển tốt, song về Thanh Hóa chưa chắc đã phù hợp vì điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu có đặc thù riêng, đặc biệt là khả năng chống chịu rét, gió bão. Thứ hai, việc bà con thấy cái lợi trước mắt, trồng ồ ạt mà không có bất cứ hợp đồng bao tiêu sản phẩm nào với công ty hay các tổ chức khác nên sau này sẽ bị động trong việc bán mủ, dễ bị tư thương ép giá, lũng đoạn... Theo ông Liêm, giống cao su đưa về Thanh Hóa phải qua một trung tâm hay tổ chức nào đó có đủ năng lực để kiểm định, thật an toàn mới đem trồng. Và nhất thiết phải có một cơ quan, tổ chức nào đó bảo lãnh rủi ro nếu sau 7 đến 8 năm, cao su không cho mủ hoặc cho mủ kém. Đề nghị các Trung tâm khuyến nông, tổ chức có khả năng sản xuất giống tiến hành sản xuất giống, bán giống và bảo lãnh cho nhân dân nhằm tăng hệ số an toàn.

Hàng trăm héc-ta cao su được trồng bằng nguồn giống tự phát do dân mua từ các tỉnh phía Nam với chi phí không khỏ. Khả năng sinh trưởng, tương lai về thu mua, bao tiêu sản phẩm... vẫn đang chờ câu trả lời và những kết luận của các nhà hoạch định, các cơ quan chức năng!

Linh Trường

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang