• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Làm lúa có “bảo hiểm”

Nguồn tin: Báo Vĩnh Long, 18/08/2009
Ngày cập nhật: 19/8/2009

Giá lúa sau vài ngày sụt giảm, lập tức bình giá trở lại khi có nhiều chính sách của Chính phủ cũng như một số động thái mua trữ lúa của các doanh nghiệp. Nhiều nông dân bảo “chưa lúc nào an tâm như lúc này!”

Bảo hiểm giá lúa

Bác Năm Em ở xã Tân Long Hội (Mang Thít) vừa phơi lúa trước sân nhà vừa cười khà khà khi được hỏi có hay tin gì về “bảo hiểm giá lúa” của Nhà nước không? – Sao không, 3.800đ chớ mấy, như vầy là nông dân thấy yên tâm rồi. Không sợ có lúc lúa tuột xuống 900 - 1.000đ/kg như mấy năm trước nữa. Anh Minh (DNTN Nhà máy xay lúa Khánh Hưng) cũng cho biết thời gian này giá gạo sô nguyên liệu 5 - 10 - 25% tấm cũng đều giữ giá ổn định ở mức trên 5.000đ/kg.

Theo chủ trương của Bộ Nông nghiệp và PTNT, nếu thị trường lúa gạo giảm dưới mức giá bảo hiểm thì Nhà nước sẽ bù lỗ để bảo đảm giá lúa thấp nhất là 3.800đ/kg, nhằm giữ cho nông dân có lời ít nhất 30%, vì theo tính toán, giá thành lúa Hè Thu khoảng 2.800đ/kg.

Theo Cục Trồng trọt, vụ này, ĐBSCL có khoảng 18% diện tích giống IR 50404 với tổng sản lượng khoảng 1,3 triệu tấn, vượt qui định trên 3% diện tích và gần 250.000 tấn lúa. Hiện giá lúa IR 50404 thấp hơn lúa chất lượng cao, nếu bước vào thu hoạch ồ ạt, lúa IR50404 có thể tiếp tục bị giảm giá. Vì vậy, chủ trương “bảo hiểm” giá lúa của Chính phủ đã giúp nông dân có thể an tâm trong thời điểm hiện nay, nhất là nông dân sản xuất dòng lúa trung bình như IR 50404.

Đẩy mạnh liên kết và đa dạng

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, trước nay các doanh nghiệp Việt Nam chỉ kinh doanh gạo chớ chưa phải kinh doanh lúa gạo. Việc “chặt khúc, phân đoạn” này đã khiến nông dân thua nhiều hơn được. Thực tế, mối liên kết 4 nhà đã rất lỏng lẻo ngay từ đầu và “đứt đoạn nửa chừng” cũng vì vậy. Bởi các doanh nghiệp chỉ chăm lo lợi nhuận riêng mình mà không có sự đầu tư nào về vùng nguyên liệu hoặc các công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch.

Hiện nay, mô hình sản xuất theo kiểu Hợp tác xã Lúa Mỹ Thành (Cai Lậy - Tiền Giang) tạo liên kết rất chặt chẽ giữa nhà nông và doanh nghiệp được nông dân ủng hộ rất mạnh. Theo anh Trương Văn Bảy - Chủ nhiệm hợp tác xã: “Nông dân rất yên tâm về đầu ra, vì vậy, chỉ lo sản xuất sao cho tốt, đúng kỹ thuật, giữ chất lượng vì cả HTX, vùng lúa và thương hiệu”. Không chỉ nông dân Tiền Giang, mà thời gian qua, rấtnhiều nông dân từ các tỉnh khác cũng về đây học hỏi. Đây là nét mới trong sản xuất lúa mà qua 20 năm xuất khẩu gạo thuộc nhóm đứng đầu thế giới, ĐBSCL vẫn chưa làm được. Theo anh Bảy “nếu các tỉnh ĐBSCL đều làm được lúa Global Gap nữa thì giá không chỉ cao hơn 20% mà giá trị thương hiệu càng được nâng lên”.

Mới đây, theo lộ trình gia nhập WTO, Chính phủ cũng đã cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được tham gia xuất khẩu gạo. Đón nhận điều rất mới này, mỗi người có một cách nghĩ. Bác Năm Em thì bảo: “Ai mua lúa cũng được, miễn sao nhiều người mua thì nông dân đỡ bị ép giá”. Ông Nguyễn Hùng Linh - Tổng Giám đốc Công ty Du lịch Thương mại Kiên Giang cũng cho rằng việc mở cửa cho nhiều doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo sẽ có lợi cho nông dân vì tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ, nhất là về giá lúa. Các doanh nghiệp nước ngoài với thế mạnh về vốn cũng sẽ làm cho thương hiệu lúa gạo Việt Nam nhanh chóng hội nhập thị trường thế giới. Tuy nhiên, giáo sư Bùi Chí Bửu cũng lưu ý, ngoài mặt tích cực... cũng cần lưu ý đến việc bảo đảm an ninh lương thực. Về vấn đề này, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã dự kiến diện tích canh tác lúa cả nước đến năm 2010 là 4 triệu hecta, năm 2015 là 3,8 triệu hecta, từ năm 2020 giữ ổn định lâu dài 3,6 triệu hecta. Đồng thời, nâng dần năng suất từ 5,14 tấn/ha đến 2020 đạt 5,85 tấn/ha.

Việc đa dạng xuất khẩu không chỉ ở loại hình doanh nghiệp mà còn ở chủng loại gạo. Nhiều doanh nghiệp và lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL đã đề nghị hiệp hội không nên chỉ lo xuất khẩu loại gạo 5% tấm mà phải đa dạng chủng loại gạo 10 - 15 - 25% tấm để tiêu thụ hết lượng lúa chất lượng cao và trung bình trong dân. Các địa phương và doanh nghiệp cũng cho rằng do kho bảo quản không đủ, chỉ khoảng 1,9 triệu tấn, nên giá lúa thời gian qua lên xuống rất thất thường, cũng đã được Chính phủ hỗ trợ bằng cách quyết định nâng hệ thống kho lên thêm 2,5 triệu tấn.

Song song, Cục Trồng trọt cũng đã đề xuất tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất, đời sống cho các địa phương thuộc vùng quy hoạch chuyên sản xuất lúa gạo. Luật Ngân sách Nhà nước nên được sửa đổi theo hướng không thực hiện khoán thu, khoán chi với các địa phương này. Đồng thời, nông dân được hỗ trợ vốn mua giống, phân bón... Đây cũng là cách “bảo hiểm” cho nông dân ổn định giá thành hạt lúa.

NGUYÊN CHƯƠNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang