• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Kon Tum: Xuất hiện bệnh chổi rồng trên cây sắn

Nguồn tin: Nhân Dân, 11/08/2009
Ngày cập nhật: 11/8/2009

Trung tuần tháng 7 vừa qua, một số nông dân trồng sắn trên địa bàn hai xã Ya Ly và Ya Xia, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, đã phát hiện có bệnh lạ trên cây sắn. Bệnh đã làm cho nhiều cây sắn bị khô ngọn rồi chết mà không rõ nguyên nhân.

Sau khi nhận được tin báo, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Kon Tum đã cử cán bộ kỹ thuật xuống thực địa tại hiện trường, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để kiểm tra. Phát hiện đây là bệnh lạ xuất hiện ở cây sắn, Chi cục đã kịp thời báo cáo với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh, báo cáo Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) và Trung tâm BVTV miền Trung, đồng thời gửi mẫu bệnh phẩm ra Viện Bảo vệ thực vật trung ương để xét nghiệm.

Sau khi kiểm tra thực tế tại địa bàn có bệnh, Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung đã kết luận bước đầu đây là bệnh “ Chổi rồng” trên cây sắn.

Triệu chứng điển hình của bệnh giống như bà con nông dân đã miêu tả: Cây bị bệnh mọc nhiều chồi ngọn và chồi thân như chồi rồng. Nhiều thân cành, ngọn bị bệnh chết khô ở sắn cuối vụ hoặc sắn hai năm, củ sần sùi và chảy “ gôm”. Cây bị nặng, lá bị bệnh nhỏ lại và thô cứng, các đốt thân ngắn lại, trên thân và củ phần tiếp giáp với vỏ chuyển màu thâm đen, chồi bị chết khô.

Bệnh có dạng ẩn bệnh, cây nhìn bề ngoài còn khỏe, nhưng cũng có khả năng đã có nguồn bệnh xâm nhiễm. Nguyên nhân gây bệnh được xác định là do phytoplasma (là dịch hại trung gian giữa nấm và virus) gây ra. Cây bị bệnh sớm sẽ không cho thu hoạch, bị bệnh muộn thường giảm năng suất khoảng từ 10 - 20% hàm lượng tinh bột.

Ông Đinh Quang San, Chi cục trưởng bảo vệ thực vật Kon Tum cho biết: Chổi rồng là bệnh lạ ở cây sắn, mới phát hiện thấy ở Việt Nam và đã gây hại nặng ở Quảng Ngãi và Đồng Nai. Hiện bệnh chưa có thuốc đặc trị.

Ở Kon Tum, bệnh được phát hiện từ ngày 15-7 ở xã Ya xia huyện Sa Thầy. Đến nay đã xuất hiện ở 7/9 huyện thành phố trong toàn tỉnh có diện tích sắn bị nhiễm bệnh( còn lại hai huyện Tu Mơ Rông và Kon Lông chưa phát hiện thấy). Số diện tích bị nhiễm bệnh ước khoảng 3.000 ha , bệnh xuất hiện trên giống sắn KM 94, ở các nương rẫy đất trồng xấu, đã trồng nhiều vụ (trên diện tích đất tốt chưa phát hiện).

Sau khi có kết luận chính thức từ Trung tâm BVTV miền Trung và Viện bảo vệ thực vật trung ương, Chi cục bảo vệ thực vật Kon Tum đã tổ chức cho các cán bộ kỹ thuật Chi cục và các Trạm bảo vệ thực vật các huyện, thành phố đi thực tế tại địa bàn xã Ya ly huyện Sa Thầy nhận dạng triệu chứng đặc trưng của bệnh để kịp thời điều tra phát hiện bệnh tại các địa phương.

Hiện tại ở tỉnh Kon Tum sắn là cây trồng chủ lực ở địa phương (chiếm 30% diện tích trồng trọt của cả tỉnh, riêng giống sắn cao sản KM94 chiếm đến hơn 90% diện tích sắn) và là cây “ xóa đói giảm nghèo” của người dân vùng sâu vùng xa của cả tỉnh.

Nếu cây sắn bị bệnh trên diện rộng sẽ ảnh hưởng lớn tới đời sống của nhiều bà con nông dân. Vì vậy Chi cục Bảo vệ thực vật Kon Tum đề nghị các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để bà con trồng sắn biết được cơ chế truyền bệnh của bệnh “ chổi rồng” ở cây sắn là thông qua hom giống; thông qua vết thương cơ giới; thông qua côn trùng môi giới như rầy lá, rầy thân… Bà con nông dân tuyệt đối không được nhổ các cây bị bệnh vứt bỏ lung tung làm tăng khả năng lây nhiễm nguồn bệnh.

Trước mắt, nhằm hạn chế sự lây lan của bệnh chổi rồng, chính quyền các địa phương cần chỉ đạo thực hiện việc thống kê diện tích sắn bị nhiễm bệnh, đánh giá mức độ gây hại của địa bàn báo cáo lên chính quyền cấp trên và các ngành chuyên môn để có biện pháp quản lý bệnh trước mắt cũng như lâu dài. Đối với những địa phương đã phát hiện bệnh, cần tiến hành làm vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy những cây sắn bị bệnh, nếu phát sinh môi giới truyền bệnh cần phun thuốc hóa học để diệt trừ.

Tỉnh Kon Tum cần có chính sách hỗ trợ kinh phí cho nông dân vệ sinh đồng ruộng, thu gom nguồn bệnh, chi phí tiêu hủy nguồn bệnh, chi phí đi lại phục vụ điều tra thống kê dịch hại.

Về lâu dài, ngành bảo vệ thực vật khuyến cáo bà con nông dân chỉ nên sử dụng những giống sắn từ vùng chưa bị bệnh để làm giống. Cần tuyển chọn giống chịu bệnh có năng suất cao, chất lượng cao phù hợp với điều kiện canh tác ở địa phương, từng bước thay thế dần giống đã bị nhiễm bệnh. Các địa phương cần có biện pháp không cho vận chuyển giống sắn từ vùng có bệnh sang vùng khác.

ĐINH SỸ TẠO

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang