• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quảng Ngãi: Mô hình xen canh - Chuyện cũ, nhưng không cũ

Nguồn tin: Quảng Ngãi, 06/08/2009
Ngày cập nhật: 7/8/2009

Trong khi người trồng mì ở nhiều nơi trong tỉnh "đau đầu" vì chuyện sản lượng và độ bột của củ đang có chiều hướng "vụ sau thấp hơn vụ trước" thì ở xã Nghĩa Lâm, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) lại chẳng mấy người dân bận tâm về chuyện này.

Nghĩa Lâm nằm về phía Tây huyện Tư Nghĩa, với diện tích đất nông nghiệp khoảng 400ha. Tiếng là nằm ở vị trí đầu nguồn hệ thống thuỷ lợi Thạch Nham, thế nhưng phần lớn diện tích đất sản xuất nằm khá cao, cho nên trong số 170ha đất lúa cũng chỉ có khoảng 140ha là chủ động được nguồn nước tưới, còn lại đều phải nhờ vào nước trời. Kể từ khi cây mì có giá, số hộ chuyển đổi diện tích từ các các loại cây màu khác sang trồng mì càng nhiều. Theo đại diện chính quyền địa phương cho biết diện tích cây mì ở Nghĩa Lâm hiện chỉ đứng sau cây lúa, trên cả cây mía, với khoảng 130ha.

Không giống như một số địa phương khác "đất trồng mì thì chỉ độc canh cây mì", nguời dân Nghĩa Lâm đã chọn hình thức xen canh giữa mì với đậu phụng; mì với bắp. Chính mô hình xen canh này đã tạo nên sự khác biệt và mang lại hiệu quả cao. Bà Võ Thị Tài, ở thôn 3 cho biết, mấy năm qua hầu như vụ nào cũng vậy, bắt đầu vào khoảng tháng 11 (âm lịch), trên diện tích 2 sào đất sản xuất của gia đình, cùng lúc với trồng mì là đậu phụng được xen vào theo qui cách giữa 2 hàng mì (cách nhau từ 70 - 80cm) là một hàng đậu phụng. Sau 3 tháng khi thu hoạch xong đậu phụng, thì tiếp tục chăm sóc cho cây mì. Vụ mùa vừa qua, ngoài số mì thu được khoảng 2,5 tấn; gia đình còn thu được khoảng 400kg đậu phụng tươi.

Ông Bùi Đức Dân, Chủ tịch Hội nông dân xã Nghĩa Lâm cũng là người đã gắn bó với mảnh đất này hơn 30 năm khẳng định, mô hình đậu phụng-mì đã triển khai ở đây được 5 năm, với diện tích thực hiện trong toàn xã khoảng 50ha. Trên thực tế đã cho thấy ngoài việc mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, bình quân cứ một sào đất làm theo mô hình này, ngoài mì mỗi vụ người trồng thu về thêm khoảng 100kg đậu phụng. Không những vậy mà đối với diện tích xen canh, năng suất và độ bột của củ được ổn định, không giảm sút, hoặc chênh lệch lớn như những vùng khác. Ngay cả vụ mùa vừa rồi, do thời tiết diễn biến bất thường nên người trồng mì ở nhiều nơi phải khốn đốn vì dịch bệnh; rồi sản lượng và độ củ đều bị giảm thì ở Nghĩa Lâm, sản lượng mì vẫn đạt bình quân 20 tấn/ha, với độ bột vẫn duy trì từ 29 - 30 độ, không thua kém mấy so với các vụ trước đó.

Không chỉ có mì được xen canh, mà ngay cả mía cũng được bà con nơi đây trồng xen canh, theo mô hình mía - bắp. Và chuyện xen canh giữa các loại cây trồng đã trở thành thói quen của nông dân Nghĩa Lâm. Ông Nguyễn Văn An - một người dân trong xã tâm sự, lúc trước do tập quán cũ nên rất ít người thực hiện kiểu trồng xen canh, vì vậy chính quyền cũng phải tốn không ít công sức để vận động, hướng dẫn. Thế nhưng bây giờ thì khỏi cần ai nói gì cả, nông dân ở đây đều nhận ra điều đó và tự giác thực hiện. Mà không thực hiện sao được khi lợi nhuận mang lại cao hơn, đất đai được cải tạo tốt hơn rất nhiều so với diện tích chỉ độc canh một loại cây trồng nào đó như mía, mì... chẳng hạn.

Hiệu quả từ việc thực hiện mô hình xen canh đối với cây mì - lạc vẫn là chuyện "biết rồi, nói mãi", thế nhưng chỉ có điều là làm sao để người dân hiểu và thực hiện mà thôi.

H.T

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang