• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

ĐBSCL: Nông dân chưa mặn mà với cây lúa lai

Nguồn tin: Hà Nội Mới, 06/08/2009
Ngày cập nhật: 7/8/2009

Trong lúc diện tích lúa lai ở Việt Nam ngày càng tăng do lúa lai có nhiều đặc tính ưu việc, nhất là cho năng suất cao, thì ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), vựa lúa lớn nhất nước, cây lúa lai vẫn chưa phát triển được. Câu hỏi đặt ra là bằng cách nào để phát triển giống lúa có năng suất và hiệu quả cao này tại vùng đất được xem là "mỏ lúa" của cả nước ?

Chưa hợp với điều kiện

Lâu nay tại ĐBSCL chỉ có mỗi chương trình nghiên cứu lúa lai do Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) và Tổ chức Lương Nông của LHQ (FAO) hỗ trợ. Chương trình này chủ yếu là đánh giá nguồn vật liệu để tạo ra các giống lúa lai trong hệ thống lúa UTL 3 dòng và 2 dòng. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu lúa lai 2 dòng không đáng kể, còn lúa lai 3 dòng thì chọn được 9 dòng từ IRRI và 1 từ dòng Ấn Độ. Điều đáng nói, trong những năm gần đây, hoạt động duy trì nghiên cứu giống ưu thế lai tại Viện Lúa ĐBSCL hầu như không đáng kể. Theo Tiến sĩ Lê Văn Bảnh - Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL, lúa ưu thế lai ở ĐBSCL được bắt đầu nghiên cứu bằng vật liệu di truyền của IRRI từ năm 1983, nhưng chưa phát triển vì chưa có giống thích hợp ở đây. Phần lớn các giống lúa lai phát triển ở Việt Nam đều có xuất xứ từ Trung Quốc, chỉ thích hợp với khí hậu của các tỉnh phía Bắc, nên áp dụng ít thành công ở các tỉnh phía Nam. Bên cạnh đó, các giống lúa lai Trung Quốc có thời gian sinh trưởng quá dài, rất dễ nhiễm sâu bệnh, chất lượng gạo chưa tốt nên chưa hấp dẫn được nông dân.

Ông Bảnh cho rằng, điều kiện tự nhiên ở các tỉnh phía Nam có tác động lớn đến giống lúa lai khiến các giống chưa thể hiện được ưu điểm vượt trội về năng suất. Đồng thời dịch bệnh ngày càng nhiều mà các giống lúa lai từ Trung Quốc có khả năng chống chịu sâu bệnh rất kém. Hơn nữa, nông dân ĐBSCL quen sạ lúa với lượng giống lớn, trong khi đó lúa lai thì canh tác với lượng giống ít và phải chăm sóc tốt nên bước đầu đã gặp nhiều khó khăn khi thâm nhập vào các tỉnh ĐBSCL

… Và phải làm gì?

Thách thức của cây lúa lai đối với các tỉnh ĐBSCL còn nhiều, tuy nhiên theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Mai Thành Phụng - Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư quốc gia, cây lúa lai cũng có những điểm phù hợp với điều kiện tự nhiên ĐBSCL. Ông đưa dẫn chứng, các tỉnh phía Nam còn những vùng đất khó khăn (phèn, mặn...), những vụ lúa khó khăn (vụ hè thu thiếu nước), cây lúa ưu thế lai chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường tốt hơn lúa thuần. Ruộng nhân giống ưu thế lai, ruộng sản xuất lúa lai, đặc biệt những trang trại có diện tích lớn, là nơi có điều kiện áp dụng những thành tựu khoa học tiên tiến, góp phần làm chuyển biến nhận thức và hành động của nông dân về một ngành trồng lúa công nghệ trong tương lai.

Để phát triển lúa lai, giống là yếu tố quan trọng, là tiền đề cho mục tiêu tăng năng suất cũng như chất lượng, nên việc nghiên cứu lai tạo giống cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các công ty, các cơ quan nông nghiệp, viện, trường, tận dụng các nguồn gen để chọn tạo ra các giống lúa lai tốt và phù hợp. Ông Phụng lưu ý, khi tạo giống cần phải đáp ứng những yêu cầu: có thời gian sinh trưởng ngắn, khoảng 85 đến 100 ngày; chống chịu hay kháng được rầy nâu, các bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và đạo ôn; hạt gạo dài trên 6mm, trong, không bạc bụng, mềm cơm, có mùi thơm thì càng tốt; thích nghi rộng, trồng được quanh năm, chịu được đất phèn thì cây lúa lai ở ĐBSCL mới phát triển bền vững.

Theo đánh giá của một số nhà chuyên môn, hiện nay một số giống lúa lai của các công ty Bayer, Pioneer, Syngeta; Công ty cổ phần Giống cây trồng miền Nam được khảo nghiệm ở các tỉnh ĐBSCL cho kết quả rất tốt. Các giống được trung tâm khảo nghiệm phía Nam đánh giá cao là PAC 807, HR 641, BTE 1... Hy vọng với sự quan tâm đầu tư đúng mức của các ngành chức năng, sự nỗ lực của người nông dân ĐBSCL, cây lúa lai ở đây sẽ có điều kiện phát triển mạnh ngang tầm với vị thế của một vùng đất giàu lúa gạo này.

Hồ Văn

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang