• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nghịch lý nghề muối: Càng làm càng nghèo!

Nguồn tin: SGGP, 30/5/2005
Ngày cập nhật: 1/6/2005

Suốt ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, ai cũng thừa nhận làm ra hạt muối vất vả vô cùng. Vậy mà liên tục mấy năm rồi giá muối rớt thê thảm. Năm nay cũng vậy, muối đầy đồng nhưng giá rẻ mạt, kêu bán chẳng ai mua, hàng chục ngàn diêm dân đau lòng nhìn… muối ế!

* Muối đầy đồng - lòng nặng trĩu

Diêm dân: vất vả nhọc nhằn...

Trên cánh đồng muối bạt ngàn ở xã Bảo Thạnh huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre, nhiều diêm dân tỏ ra thất vọng khi giá muối tiếp tục xuống thấp.

Ông Trần Văn Liền, 72 tuổi, trên 50 năm làm muối chua chát nói: “Muối chỉ còn 6.000đ- 8.000đ/giạ, thấp hơn cùng kỳ năm ngoái khoảng 10%. 1 giạ muối = 30kg, như vậy muốn mua 1 kg gạo chúng tôi phải bán đến 30kg muối. Nhưng khổ nỗi, muối càng rẻ càng ít người mua”.

Vụ muối năm nay, ông Liền canh tác trên 2 ha, nhờ thời tiết thuận lợi, nắng nóng kéo dài, năng suất đạt khá, tổng thu được 2.300 giạ. Cứ ngỡ trúng mùa sẽ gỡ được nợ nần các vụ trước, nhưng rồi lại thất vọng thêm bởi muối đầy đồng mà bán không được.

Đây là năm thứ 4 liên tiếp, ông Liền chưa bán được một giạ nào. Hiện tại, xung quanh nhà ông muối chất cao ngất tràn ra tận ruộng. Nợ ngân hàng, tiền công lao động, chi phí xăng dầu… hàng chục triệu đồng vẫn nằm đó!

Dọc theo bờ kênh ấp 4 rồi sang ấp 9, chúng tôi chứng kiến những đống muối to đùng nằm... chờ giá. Ông Tư Tấn, diêm dân ấp 9, xã Bảo Thạnh chỉ đống muối ngổn ngang ngay đầu ruộng, than vãn: “Tôi làm 6 công, thu hoạch gần 1.200 giạ muối. Gia đình 6 miệng ăn trông cậy vào đó, nhưng 2 tháng nay không tiêu thụ được; nhà phải đi vay tiền đong gạo. 5 năm rồi, giá muối bấp bênh khiến diêm dân lỗ nặng”.

Tại đồng muối huyện Duyên Hải (Trà Vinh), tình hình cũng tệ hại không kém. Trên 300 ha muối vừa thu hoạch xong vẫn nằm ì ra đó, mưa mấy ngày qua làm cho muối hao hụt nhiều, bà con chẳng buồn ra thăm. Còn ở vùng muối Bạc Liêu, vụ này trúng đậm, năng suất bình quân đạt từ 65-70 tấn/ha, ước tính tổng sản lượng trên 80.000 tấn. Trúng mùa, mất giá cứ như điệp khúc tái đi tái lại nhiều năm nay khiến bà con ngao ngán. Hai vụ trước lượng muối ở Bạc Liêu không bán được còn nhiều, cộng thêm vụ này toàn tỉnh có trên 100.000 tấn muối tồn đọng nằm ụ giữa đồng.

Nhiều người nhận định, nguyên nhân dẫn đến tình trạng muối rớt giá và không tiêu thụ được là do cung- cầu chưa gặp nhau. Nếu như mỗi năm Bạc Liêu làm ra 80 ngàn tấn muối thì công ty muối của tỉnh thu mua vỏn vẹn không đến 30 ngàn tấn/năm. Tại Bến Tre, diêm dân sản xuất gần 45 ngàn tấn/năm nhưng khả năng chế biến của xí nghiệp muối chỉ trên dưới 6 ngàn tấn/năm. Sóc Trăng, Trà Vinh… tình hình cũng tương tự.

Cung và cầu chênh lệch nhau quá lớn nên rớt giá là khó tránh khỏi. Trước tình hình này, nhiều diêm dân chỉ còn cách bán muối ra bên ngoài thông qua mạng lưới thương lái. Từ đó, giá cả bao nhiêu đều do thương lái quyết định. Điển hình như năm nay, giá muối thấp nhưng thương lái lại nâng các thùng đong muối to hơn mọi năm từ 5%- 10%. Không bán cũng chẳng được.

* Chưa có lối ra?

Những đống muối... chờ giá.

Thực trạng “càng làm càng nghèo” là có thật ở các đồng muối hiện nay. Anh Tư Dè ở Ba Tri (Bến Tre) nói: “Gần 10 năm làm muối tôi mang nợ 15 triệu đồng. Nhiều lúc gạo ăn phải chạy mượn cùng xóm, con đi học xin 500 đồng chẳng có, khổ lắm! Gần một năm nay, vợ tôi bị đau mắt không tiền thuốc thang nên đành chịu”.

Hay như trường hợp của anh Trần Văn Thuận, canh tác 3 công muối được hơn 400 giạ, nhưng tìm 300 ngàn đồng lo đám giỗ ông bà phải chạy vay toát mồ hôi…

Có thể nói, đời sống diêm dân càng lúc khó khăn càng chồng chất, bởi vật tư và nhiều mặt hàng khác tăng giá rất cao, riêng muối thì ngược lại. Nhiều bà con không còn tha thiết với nghề muối.

Hơn một năm nay diêm dân Bình Đại (Bến Tre) đã chính thức nói lời “chia tay” với muối. Hàng ngàn hécta muối ở Ba Tri đang mất dần chỉ còn lại khoảng 650 ha và sẽ còn tiếp tục giảm. Trà Vinh, Sóc Trăng… chỉ còn lại vài trăm hécta và có nguy cơ xóa sổ trong những năm tới.

Tại Bạc Liêu, ông Lương Ngọc Lân, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh cho biết: “Ban đầu chúng tôi quy hoạch 4.000 ha muối, nhưng diêm dân phá bỏ còn 3.000ha. Sau đó tỉnh lên kế hoạch giữ lại 2.000 ha muối ở huyện Đông Hải và Vĩnh Lợi, nhưng nay cũng chỉ còn không đầy 1.660 ha. Mặc dù tỉnh cố gắng giữ vùng muối truyền thống nhưng xem ra rất khó”.

Làm gì để nâng cao đời sống diêm dân? Đó chính là câu hỏi gay gắt tồn tại nhiều năm chưa có lời giải. Trao đổi với phóng viên Báo SGGP, ông Lê Nguyên Chương, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Muối (Bộ NN-PTNT) nhìn nhận: “Do đặc thù của muối ở ĐBSCL là muối đen và chất lượng kém nên tiêu thụ rất khó. Mấy năm qua, Nhà nước đã cố gắng đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng các công trình thủy lợi, làm đường, hỗ trợ thiết bị sản xuất… để diêm dân giảm bớt gánh nặng. Bên cạnh đó, chúng tôi tìm hướng xuất khẩu muối, trước mắt đã xuất được khoảng 30.000 tấn muối sạch/năm sang Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc… Phải đẩy mạnh mô hình sản xuất muối sạch và tiến tới qui mô hợp tác xã thì đời sống diêm dân mới lên được”.

Cũng theo ông Chương, phía Tổng Công ty Muối đã trình Chính phủ chiến lược phát triển ngành muối, trong đó vấn đề cốt lõi là tính đến chuyện “ lấy muối- nuôi muối”. Tổng công ty kiến nghị nhà nước tạo cơ chế bằng cách cấp vốn để xây dựng hệ thống kho, bến bãi, tiến tới mua hết muối cho diêm dân (hiện nay chỉ mua khoảng 40% lượng muối). Khi nào làm được như vậy thì diêm dân mới sống được và an tâm gắn bó với nghề muối truyền thống.

HUỲNH PHƯỚC LỢI

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang