• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

An Phú (TP Tuy Hòa - Phú Yên): Đắng với dưa leo trắng

Nguồn tin: Báo Phú Yên, 04/08/2009
Ngày cập nhật: 5/8/2009

Sau gần một tháng rưỡi canh tác, một số vườn dưa leo ở thôn Chính Nghĩa (xã An Phú, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) đến kỳ thu hoạch. Nông dân chưa kịp mừng đã “héo” mặt vì quả dưa đắng từ cuống đến đầu, bán không ai mua.

CÔNG, CỦA ĐỔ SÔNG

Mấy ngày nay, vợ chồng ông Huỳnh Văn Hùng và bà Đỗ Thị Nga ở thôn Chính Nghĩa mất ăn mất ngủ. Công sức của hai vợ chồng và hai đứa con sau gần một tháng rưỡi chăm sóc vườn dưa leo coi như “đổ sông đổ biển”.

Đầu tháng 5 âm lịch, ông Hùng đến đại lý Giống vật tư nông nghiệp ở cây số 3 thuộc thôn Phước Hậu 1 (phường 9, TP Tuy Hòa) mua bốn bì hạt dưa leo F1 giống NH 815 loại 100g có xuất xứ từ Đài Loan, do Công ty Giống cây trồng Nông Hữu, tỉnh Đồng Nai nhập khẩu và đóng gói cung cấp. Sau khi đem về trồng trên ba sào đất dọc theo triền đồi thuộc thôn Chính Nghĩa, áp dụng các quy trình kỹ thuật như lâu nay đã trồng, đám dưa leo của ông Hùng phát triển rất tốt. Nhưng vừa rồi, khi thu hoạch lứa đầu, vợ chồng ông Hùng phát hiện trái dưa có màu trắng, không giống như trái dưa có màu xanh được ghi trên nhãn bao hạt giống. Điều đặc biệt là trái dưa leo đắng từ cuốn đến đầu trái, gần như không ăn được. Ông Huỳnh Văn Hùng cho biết: “Khi tôi vào đại lý hỏi mua dưa leo trồng mùa nắng, thì người chủ đại lý bán giống này. Khi trồng và chăm sóc, tôi cũng thực hiện như những giống dưa leo khác mà trước nay mình vẫn trồng. Không ngờ loại dưa leo này lại khiến chúng tôi “đắng họng” như vầy”.

Để trồng và chăm sóc một lứa dưa leo giữa mùa nắng nóng, gia đình ông Hùng phải huy động bốn công lao động, tưới nước năm lần mỗi ngày trong vòng một tháng 10 ngày. Đó là chưa kể chi phí 1,2 triệu đồng mua giống, mua phân bón và thuốc trừ sâu cho lứa dưa này. Bà Đỗ Thị Nga xót xa: “Công của đổ vào đám dưa mong ngày thu hoạch để trang trải sách vở cho bốn đứa con sắp bước vào năm học mới xem như mất trắng. Giờ vợ chồng tôi cứ ngồi nhìn đám dưa “khóc ròng”. Bỏ thì tiếc, mà chăm sóc nữa thì trái cũng không bán được”.

Cùng hoàn cảnh với gia đình ông Huỳnh Văn Hùng, nhà ông Nguyễn Văn Vui, cũng ở thôn Chính Nghĩa, trước đó không lâu đã mua giống dưa này trồng trên chân đất cát phía vườn dương Bình Kiến. Kết quả là, gia đình ông Vui cũng thu hoạch cả đống dưa leo… đắng, phải đem cho bò, heo ăn, mất trắng hơn 1 triệu đồng tiền đầu tư, chưa kể công chăm sóc…

NÔNG DÂN CẦN THÔNG TIN VỀ GIỐNG

Ông Hùng, ông Vui là những nông dân có kinh nghiệm trồng dưa leo lâu năm, nhưng họ không biết vì sao giống dưa này lại đắng và khác màu so với bình thường, dù vẫn áp dụng quy trình canh tác như trước nay. Trong khi đó, những vườn dưa leo kề bên trồng giống khác không hề bị sự cố gì. Ông Huỳnh Văn Hùng tính, nếu trồng giống dưa leo bình thường trên diện tích hiện tại, gia đình ông có thể thu hoạch khoảng 150 - 200kg dưa, với giá bán hiện tại có thể thu được 3 - 4 triệu đồng.

Để làm rõ phản ánh của nông dân, chúng tôi đã gặp bà Nguyễn Thị Tuyết Phương, chủ đại lý Giống vật tư nông nghiệp tại cây số 3 thuộc thôn Phước Hậu 1 (xã Bình Kiến, TP Tuy Hòa), nơi đã bán giống dưa leo cho một số hộ dân ở thôn Chính Nghĩa. Bà Phương khẳng định đây là giống dưa xanh, chất lượng ngọt, không có chuyện dưa leo trắng, đắng. Bà Trần Mỹ Trinh, Phó phòng Kinh doanh Công ty Giống cây trồng Nông Hữu, đơn vị cung cấp giống, cũng khẳng định: Đây là giống tốt, được đại lý bán rất chạy trên thị trường Phú Yên. Chuyện dưa leo bị đắng có thể do nông dân canh tác sai quy trình chứ không phải do giống và chỉ chịu trách nhiệm giải quyết khi có sự cố “đại trà” xảy ra, còn những trường hợp lẻ tẻ thì không có trách nhiệm giải quyết.

Vụ việc trên cho thấy, lâu nay, khi mua hạt giống, nhất là những loại giống hoa màu, nông dân chưa biết cách xác định chất lượng. Trong khi đó, khâu quản lý chất lượng giống không phải lúc nào cũng chặt chẽ. Hơn nữa, nông dân cũng không có những thông tin hướng dẫn cụ thể về quy trình canh tác, ngoại trừ những hướng dẫn khá chung chung trên bao bì. Bởi vậy, những lời khuyên về cách chọn giống cũng như cách canh tác phù hợp với từng loại giống là điều nông dân rất cần lúc này. Sự cố trồng dưa leo đắng tại thôn Chính Nghĩa cũng đặt ra vấn đề trong công tác quản lý giống cây trồng, chuyển giao các biện pháp kỹ thuật cho nông dân. Khi sự cố xảy ra, dù bất kỳ nguyên nhân nào, bị ảnh hưởng trên diện tích nhỏ hay lớn, đều cần sự vào cuộc kịp thời của đơn vị cung cấp giống cũng như cơ quan chức năng. Làm được điều đó cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đồng hành cùng nông dân trong quá trình sản xuất.

LÊ BIẾT

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang