• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Ba Bể (Bắc Kạn): Gặp khó khăn trong việc khôi phục diện tích cây dong giềng

Nguồn tin: Báo Bắc Kạn, 31/07/2009
Ngày cập nhật: 4/8/2009

Mười năm trước, cây dong giềng được trồng khá phổ biến ở huyện Ba Bể (Bắc Kạn) và đem lại nguồn lợi kinh tế không nhỏ cho người dân. Nhưng do gặp khó khăn về đầu ra cho sảm phẩm, không có biện pháp ngăn chặn sâu bệnh phá hại nên diện tích dong giềng dần bị thu hẹp. Thời gian gần đây, chính quyền nhiều địa phương trong huyện như: Địa Linh, Yến Dương, Chu Hương, Mỹ Phương có kế hoạch đưa loại cây này vào thay thế diện tích ngô đồi năng suất thấp. Một số chính sách khuyến khích người dân trồng dong giềng được các địa phương đưa ra như, hỗ trợ 1 triệu đồng/ha cho người dân chuyển đổi từ trồng các loại cây hiệu quả kinh tế thấp sang trồng dong giềng, tập huấn kỹ thuật cho người dân, đưa giống dong giềng mới vào trồng, cử cán bộ khuyến nông bám sát dân… Thế nhưng kết quả thu được không như mong đợi, chỉ có một vài thôn vùng cao, vùng sâu của các xã tham gia trồng với số lượng cũng rất khiêm tốn trên dưới 10 ha.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề chuyển đổi cơ cấu, vật nuôi cây trồng trong thực hiện Đề án 30a của Chính phủ tại huyện Ba Bể, đồng chí Hoàng Diệm, Bí thư Huyện uỷ nhắc đến việc phát triển loại cây trồng này ở một số địa phương có truyền thống và có lợi thế về điều kiện thổ nhưỡng... Thực hiện các biện pháp hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm, trong đó có việc tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở sản xuất miến dong Nhất Thiện, xã Mỹ Phương (thương hiệu đã được khẳng định trên thị trường trong và ngoài tỉnh nhiều năm qua) để cơ sở này tiêu thụ sản phẩm cho bà con.

Ông Sằm Văn Kinh, Chủ tịch UBND xã Mỹ Phương cho biết: Năm 2008, xã Mỹ Phương dự kiến chuyển đổi hơn 50 ha ngô đồi năng suất thấp sang trồng cây dong giềng. Để thực hiện mục tiêu đề ra, xã đã tập trung tuyên truyền, vận động người dân ở tất cả các thôn tham gia. Thế nhưng, trầy trật mãi mới có 2 thôn vùng cao trồng được gần 20 ha, người dân vùng thấp không “ngó ngàng” gì tới việc trồng loại cây này.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do tập quán canh tác chỉ trồng những loại cây quen thuộc của người dân, họ ngại và sợ gặp rủi ro khi trồng loại cây mới. Hơn nữa, người dân lo lắng khi mở rộng diện tích cây rong giềng sẽ tái diễn tình trạng sâu, bệnh tấn công làm chết cây như cách đây nhiều năm.

Tình hình trồng dong giềng ở xã Chu Hương nhiều năm qua cũng chẳng khả quan hơn. Cho đến nay, toàn xã cũng chỉ trồng được hơn 20 ha, tập trung ở thôn Nà Cà và Nà Đông.

Chủ cơ sở sản xuất miến dong Nhất Thiện, xã Mỹ Phương cho biết: Mỗi năm cơ sở cần đến cả trăm tấn nguyên liệu để sản xuất, thế nhưng nguồn nguyên liệu tại chỗ rất khan hiếm nên phải nhập từ các huyện khác về. Cũng theo chủ cơ sở này thì điều kiện thổ nhưỡng ở nhiều địa phương huyện Ba Bể thích hợp cho cây dong giềng phát triển và chất lượng bột cũng rất đảm bảo. Công suất của cơ sở có thể đảm bảo tiêu thụ sản phẩm cho bà con với diện tích gấp nhiều lần hiện nay.

Như vậy, đầu ra cho sản phẩm không còn là trở ngại cho việc phát triển cây dong giềng ở Ba Bể, điều quan trọng nằm ở nhận thức của người dân. Muốn khơi dậy tiềm năng trồng dong riêng nơi đây, bên cạnh thực hiện một số chính sách khuyến khích phát triển thì chính quyền các địa phương cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động tới người dân, phải giúp họ nhận thấy giá trị kinh tế của dong riềng. Bên cạnh đó, công tác phòng, trừ sâu bệnh cũng cần được quan tâm thực hiện. Làm tốt điều này, hàng trăm ha ngô đồi năng suất thấp hoặc đang bị bỏ hoang sẽ sinh lời nhiều hơn cho người nông dân khi cây dong giềng trồng thay thế./.

Xuân Nghiệp

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang