• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Làm giàu từ cây khoai lang

Nguồn tin: Nhân dân, 1/8/2009
Ngày cập nhật: 2/8/2009

Trong vòng năm năm trở lại đây, cây khoai lang Ben-ni A-zu-ma (giống Nhật Bản) đã phát triển trên các cánh đồng đất đỏ ba-dan ở Ðác Nông. Nhờ trồng khoai lang xuất khẩu, nhiều nông dân không chỉ thoát khỏi cảnh đói nghèo, mà còn vươn lên giàu có. Sản phẩm khoai lang Ben-ni A-zu-ma ở Ðác Nông đã xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

Những triệu phú nhờ khoai lang

Vượt chặng đường dài hơn 60 km dưới cái nắng chói chang, chúng tôi về các xã Ðác Búc So, Quảng Tân, Quảng Trực của huyện biên giới Tuy Ðức. Ðây là vùng trọng điểm trồng khoai lang Ben-ni A-zu-ma của tỉnh Ðác Nông. Thời tiết Tây Nguyên nắng nóng, nhiều cánh đồng thiếu nước sản xuất lúa vụ đông xuân được nông dân chuyển đổi sang trồng khoai lang. Ðến đâu, chúng tôi cũng bắt gặp những cánh đồng khoai lang xanh mướt. Và câu chuyện làm giàu từ cây khoai lang Ben-ni A-zu-ma thật sự hấp dẫn.

Trong những năm qua, ở vùng đất biên giới nghèo khó chỉ có "cái nắng, cái gió" này, đã có hàng trăm hộ nông dân "phất" lên nhờ trồng khoai lang. Anh Nguyễn Văn Cường, ở thôn 4, xã Ðác Búc So là một điển hình. Trò chuyện với chúng tôi, anh Cường kể: Trước đây, gia đình anh cũng như các hộ nông dân khác ở địa phương quanh năm chỉ biết trồng lúa và các loại cây hoa màu ngắn ngày. Mặc dù đất rộng, phì nhiêu, nhưng mỗi năm chỉ làm được một vụ, giá nông sản lại bấp bênh nên giá trị thu vào chẳng đáng là bao, gia đình nào làm giỏi cũng chỉ đủ ăn, còn không là thiếu đói. Năm 2003, Hợp tác xã nông nghiệp 19-5 (nay là Hợp tác xã vận tải Ðác Búc So) xã Ðác Búc So đưa giống khoai lang Ben-ni A-zu-ma về trồng, sau đó hướng dẫn kỹ thuật cho nhiều nông dân trong xã cùng trồng đã mở ra một hướng làm ăn mới cho nhiều hộ dân ở địa phương. Ðến nay, không riêng gia đình tôi mà còn hàng trăm hộ nông dân khác đã trở nên khá giả nhờ trồng khoai lang.

Dẫn chúng tôi xuống thăm cánh đồng khoai lang xanh mơn mởn, anh Cường cho biết: "Trước đây, do chưa nắm bắt được kỹ thuật, mỗi vụ gia đình tôi chỉ trồng vài sào để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm. Năm 2008, thấy hiệu quả cây khoai lang Ben-ni A-zu-ma mang lại quá cao, gia đình tôi nâng diện tích trồng khoai lang lên 14 ha. Sau 110 ngày là thu hoạch, bình quân mỗi ha đạt 12 tấn, giá bán 4.300 đồng/kg, mỗi ha thu được hơn 50 triệu đồng, tất cả 14 ha thu được khoảng 600 triệu đồng, trừ chi phí đầu tư mỗi vụ gia đình tôi còn lãi 450 triệu đồng". Từ một nông dân nghèo, chỉ sau một vụ trồng khoai lang xuất khẩu, anh Cường đã có của ăn, của để.

Chúng tôi đến thăm cánh đồng khoai lang của anh Kiều Văn Sửu, ở thôn 7, xã Quảng Tân, huyện Tuy Ðức. Anh Sửu kể: "Tôi mới từ huyện Ea Kar, tỉnh Ðác Lắc sang đây thuê bốn ha đất của người dân địa phương trồng khoai lang. Giá thuê là hai triệu đồng/ ha/năm. Mặc dù mới làm được một vụ khoai lang, nhưng trừ chi phí, tôi thu lãi hơn 150 triệu đồng". Nhiều gia đình thành triệu phú, tỷ phú nhờ thâm canh khoai lang ba vụ/ năm, năng suất có năm đạt từ 25 đến 30 tấn/vụ/ha. Theo anh Sửu, nếu so với trồng cà-phê, hồ tiêu thì khoai lang Ben-ni A-zu-ma hiệu quả hơn nhiều, chỉ sau 3 tháng 20 ngày đã cho thu hoạch, giá cả ổn định, trong khi vốn đầu tư lại ít, còn "đầu ra" thì khỏi lo, các doanh nghiệp về thu mua tận rẫy, có bao nhiêu họ mua hết bấy nhiêu.

Theo lời Chủ tịch UBND huyện Tuy Ðức Trần Ðình Mạnh, chỉ sau năm năm cây khoai lang Ben-ni A-zu-ma có mặt tại huyện biên giới Tuy Ðức, thì tại địa phương này đã có hàng trăm nông dân thoát nghèo nhờ trồng khoai lang. Ðiều đáng nói là nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ từ bao đời nay chỉ biết làm lúa rẫy, sản xuất theo phương thức tự cung tự cấp, nay cũng biết trồng khoai lang xuất khẩu, vì nó phù hợp với trình độ sản xuất của bà con. Nhờ đó mà tỷ lệ hộ đói nghèo của huyện giảm nhanh chóng, từ 30,1% năm 2007 đã giảm xuống còn 19% cuối năm 2008. Và sức hấp dẫn của cây khoai lang Ben-ni A-zu-ma đã lan tỏa nhanh chóng, đến nay đã có mặt ở khắp các huyện của tỉnh Ðác Nông.

Phát triển theo hướng bền vững

Cây khoai lang Ben-ni A-zu-ma có mặt tại Ðác Nông vào năm 2003. Người đầu tiên đưa cây khoai lang về trồng trên đất Ðác Nông là kỹ sư nông nghiệp Nguyễn Ngọc Quyền, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tuy Ðức và Chủ nhiệm Hợp tác xã vận tải Ðác Búc So Bùi Văn Lâm. Kỹ sư Nguyễn Ngọc Quyền kể: Nhân chuyến thăm Ðà Lạt năm 2002, tôi và anh Lâm đã đem bó hom khoai lang Ben-ni A-zu-ma từ xã Phú Hội, huyện Ðức Trọng, tỉnh Lâm Ðồng về trồng thử nghiệm trên diện tích đất của Hợp tác xã vận tải Ðác Búc So. Thật bất ngờ, giống khoai vỏ tím ruột vàng này phù hợp khí hậu thổ nhưỡng nơi này, cho năng suất cao và chất lượng thơm ngon hơn hẳn khoai trồng ở nhiều nơi khác. Không bao lâu sau đó, Công ty D.J.F (Nhật Bản) đặt tại Lâm Ðồng cử nhóm chuyên gia nhà máy chế biến sang khảo sát, đánh giá, nhất trí đầu tư và bao tiêu trọn gói cho các vườn khoai lang ở xã Ðác Búc So. Từ đó diện tích khoai lang Ben-ni A-zu-ma trên cao nguyên bình độ 800 m này không ngừng lan rộng. Từ hai ha trồng thử nghiệm, đến năm 2008 diện tích khoai lang toàn tỉnh đã tăng lên 4.492 ha, chủ yếu tăng nhanh ở các vùng đất mới như huyện Tuy Ðức 718 ha, Ðác Song hơn 3.200 ha, còn lại trồng rải rác ở Ðác R'lấp, Ðác Glong, Krông Nô... với sản lượng lên đến hàng chục nghìn tấn mỗi năm. Nhờ trồng khoai lang đã giúp cho hàng nghìn hộ nông dân ở Ðác Nông xóa được đói nghèo, và từ năm 2008 cây khoai lang Ben-ni A-zu-ma đã có mặt trong cơ cấu các loại cây trồng của tỉnh.

Chủ tịch UBND huyện Tuy Ðức Trần Ðình Mạnh cho biết: Với chất lượng vượt trội, củ khoai trồng trên đất Tuy Ðức có mầu vàng hồng, ít xơ, độ đường và tinh bột cao nên nhiều doanh nghiệp ở Lâm Ðồng và TP Hồ Chí Minh thu mua để xuất khẩu. Gần đây, một số thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản... cũng đặt mua khoai lang ở huyện Tuy Ðức, trên cơ sở thương hiệu khoai lang Ðác Búc So. Còn anh Bùi Văn Lâm, Chủ nhiệm Hợp tác xã vận tải Ðác Búc So, đơn vị đầu mối thu mua khoai lang của nông dân trong vùng cho biết: "Hiện nay, nhu cầu mua khoai lang Ben-ni A-zu-ma xuất khẩu của các doanh nghiệp ở TP Hồ Chí Minh rất lớn, mỗi tuần các doanh nghiệp đăng ký đến 30 tấn, nhưng hợp tác xã chỉ đáp ứng được 15 tấn". Thế nhưng, anh Lâm cũng không khỏi trăn trở: "Khoai lang tuy dễ trồng, nhưng việc bảo quản lại khó khăn, nếu để vài ngày chưa bán được là kém phẩm chất, bị các doanh nghiệp ép giá. Vì vậy, nếu được các cấp, các ngành hỗ trợ cho hợp tác xã xuất khẩu khoai lang trực tiếp, hoặc giải quyết được vấn đề bảo quản sau thu hoạch thì hiệu quả còn cao hơn nhiều. Hiện nay, hầu hết sản phẩm khoai lang của huyện chỉ bán cho các đơn vị trung gian, nên giá khoảng 4.300 đồng/kg, có lúc bị ép giá còn 2.900 đồng/kg, còn nếu xuất khẩu trực tiếp thì giá lên đến 7.000 đồng/kg".

Ðiều đáng nói là do tác động tiêu cực của đợt khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay, giá nhiều loại nông sản như cà-phê, hồ tiêu, điều, cao-su... hạ thấp và không xuất khẩu được, làm nản lòng không ít nông dân thì sản phẩm khoai lang Ben-ni A-zu-ma ở tỉnh Ðác Nông giá tương đối ổn định và sản xuất không đủ để xuất khẩu.

Ðể cây khoai lang Ben-ni A-zu-ma phát triển bền vững và nâng cao giá trị sản phẩm để xuất khẩu, tỉnh Ðác Nông đã đồng ý cho phép huyện Tuy Ðức xúc tiến xây dựng thương hiệu cho sản phẩm khoai lang của tỉnh với thương hiệu "Khoai lang Ðác Búc So". Ðồng thời, huyện Tuy Ðức cũng đang liên kết với Công ty Cổ phần xây dựng Sài Gòn đầu tư xây dựng một nhà máy chế biến khoai lang xuất khẩu tại huyện Tuy Ðức, với kinh phí khoảng 14 tỷ đồng. Khi nhà máy hoạt động, nghề trồng khoai lang ở huyện Tuy Ðức nói riêng, tỉnh Ðác Nông sẽ phát triển bền vững và thương hiệu "Khoai lang Ðác Búc So" càng có cơ hội vươn ra thị trường thế giới.

Nguyễn Công Lý

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang