• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Khó khăn trong sản xuất rau an toàn ở thành phố Hòa Bình

Nguồn tin: Báo Hòa Bình, 31/7/2009
Ngày cập nhật: 1/8/2009

Rau xanh là thực phẩm dùng hàng ngày trong bữa ăn của các gia đình, cung cấp một lượng vitamin rất cần thiết cho con người. Từ lâu nay, an toàn vệ sinh thực phẩm đang là nỗi bức xúc lớn, do có quá nhiều người lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong chăm sóc rau để rau phát triển tốt, nhanh cho thu hoạch mà không cần để ý đến những nguy cơ người tiêu dùng sẽ bị ngộ độc khi ăn phải rau không đảm bảo.

Rau sạch luôn được các bà nội trợ ưu tiên mua hàng đầu và sẵn sàng bỏ ra số tiền cao hơn để đem lại sự an toàn cho bữa cơm hàng ngày của gia đình, tuy nhiên để chọn mua được rau sạch cũng chỉ theo cách cảm tính chứ chưa theo khoa học. Chị Bùi Thu Giang, phường Phương Lâm (TPHB) tâm sự: Cũng khó để phân biệt được đâu là rau rạch và đâu là rau mới được phun thuốc vì không có các thiết bị kiểm tra nên đành chọn theo cảm tính như rau phải có sâu hay hoa quả phải nhăn nheo, xấu xí, còi cọc, riêng những loại rau quả có hình thức bắt mắt, ngọn rau to mỡ màng, màu sắc tươi sáng thì không mua và để yên tâm chị thường xuyên mua rau của một người với suy nghĩ đơn giản khách hàng quen sẽ mua được rau ngon. Xuất phát từ mối lo ngại về sức khỏe của những người thân trong gia đình khi dùng rau không an toàn, nhiều bà nội trợ đã chọn cách trồng riêng cho gia đình một lưống rau. Trồng ngay trước sân, trồng rau trong thùng xốp, xô chậu và trồng bất cứ ở đâu có thể tận dụng được. Trồng rau để tự cung tự cấp đã quá quen với nhiều hộ dân ở TPHB, vì vừa tiết kiệm được một khoản tiền vừa đảm bảo an toàn cho cả gia đình. Chị Nguyễn Thị Hương, phường Đồng tiến (TPHB) cho biết: Trước đây, gia đình vẫn thường xuyên mua các loại rau xanh được bán ở chợ về chế biến, nhưng từ khi nhà có cháu nhỏ để có được rau sạch nấu cho con ăn nên gia đình chị đã tận dụng mảnh đất nhỏ trước cửa và mua các một vài giống rau về trồng vừa tạo không gian xanh cho gia đình vừa có ngon để cải thiện bữa ăn.

Trao đổi với chúng tôi ông Đinh Xuân Hình, Giám đốc Trung tâm khuyến khích phát triển thành phố Hoà Bình cho biết: Hiện nay quỹ đất nông nghiệp đang ngày dần bị thu hẹp lại để nhường đất cho các khu đô thị, các khu công nghiệp được xây dựng lên, trong khi đó nhu cầu rau xanh cung cấp hàng ngày trên thị trường thành phố vẫn cần một lượng lớn. Với diện tích trồng rau trên toàn thành phố khoảng 70 ha, trong đó chủ yếu là diện tích trồng xen canh, lại không tập trung nên lượng rau cung cấp ra thị trường hạn chế mới chỉ đáp ứng được 50 % nhu cầu tiêu thụ, vì vậy lượng rau xanh tiêu thụ trên địa bàn thành phố chủ yếu được người dân từ các tỉnh lân cận như Vĩnh Phúc, Phú Thọ đưa đến. Những năm trước đây, Trung tâm có mở các lớp tập huấn và các điểm trồng rau tại các xã phường như: phường Tân hoà, Thịnh Lang, xã Sủ Ngòi, Dân Chủ, Thống Nhất, Thái Bình, Chăm Mát, hầu hết tại các điểm trồng rau an toàn người trồng rau đều nắm rõ quy trình chăm sóc với từng loại rau và phun thuốc sau bao nhiêu ngày mới được đem hái bán. Tuy nhiên, các điểm trên mới chỉ dừng lại ở mức mô hình điểm chưa phát triển nhân rộng ra được. Trong đó phải kể đến mô hình trồng rau an toàn do Chi cục BVTV tỉnh triển khai xây dựng tại HTX DV nông nghiệp xã Thống Nhất (TPHB) cũng chỉ duy trì được thời gian ngắn, ông Nguyễn Đức Hải, chủ nhiệm CLB KNKL xã Thống nhất cho biết: Có một thời gian các loại rau củ của CLB trồng sau khi thu hoạch đều được đóng gói có nhãn mác ghi rau rạch của HTX DV nông nghiệp xã Thống Nhất nhưng cũng chỉ được một thời gian ngắn, vì HTX thu mua lại rau của người nông dân với giá thành thấp bằng các loại rau bán trên thị trường, trong khi công và chi phí đầu tư để trồng rau rạch đều cao hơn, dẫn đến người trồng rau bị lỗ vốn nên người nông dân không trồng bán cho HTX nữa mà bán thẳng ra thị trường.

Theo ông Đinh Mạnh Hình, nguyên nhân chính dẫn đến các điểm trồng rau an toàn trên địa bàn thành phố không đạt hiệu qủa là đầu ra không ổn định, thực tế rau an toàn được bán bằng với giá rau thường, trong khi công và chi phí cho trồng rau an toàn lại cao hơn rất nhiều với trồng rau thường. Thêm vào đó để trồng được rau theo đúng các tiêu chí về rau an toàn thì cần rất nhiều yếu tố như phải có vùng chuyên canh trồng rau an toàn, hình thành vành đai xanh ngoại thành cung cấp sản phẩm rau theo chủng loại rau củ quả, rau ăn lá, rau gia vị và rau cao cấp. Xây dựng kiến trúc hạ tầng cơ sở, các điểm trồng rau phải có hệ thống đường điện, nước tưới tiêu, đường giao thông nội bộ thuận lợi cho cơ giới nông nghiệp. Xây dựng những khu vực sản xuất rau cao cấp có nhà lưới để trồng rau rau toàn theo đúng kỹ thuật và có chế độ ưu đãi cho các vùng chuyên rau an toàn. Đặc biệt cần có sự liên kết của 4 nhà là: Nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà nghiên cứu - nhà nông, đây là là điều kiện tiên quyết vừa là nguyên nhân vừa là kết quả cho sự hình thành và phát triển vùng rau an toàn tại thành phố Hoà Bình.

Đỗ Hà

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang