• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tạ An Khương (Cà Mau): Khôi phục mô hình tôm - lúa

Nguồn tin: Báo Cà Mau, 30/07/2009
Ngày cập nhật: 31/7/2009

Tạ An Khương là xã vùng ven thuộc huyện Đầm Dơi (Cà Mau). Thời chuyển dịch, người dân nơi đây cũng ồ ạt khơi mương đưa nước mặn vào ruộng đồng và sản xuất độc canh con tôm. Mấy năm gần đây con tôm "trở chứng", nông dân địa phương bắt đầu tìm về với cây lúa.

Hiện nay có 78/2.265 hộ dân thuộc 9 ấp trên địa bàn xã đang thực hiện mô hình vụ lúa, vụ tôm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng thời tiết, nguồn nước… hiệu quả năng suất cây lúa gần như bằng không, nhưng bù lại việc thay đổi môi trường khiến con tôm được hồi sinh.

Mô hình lúa - tôm tuy chưa đem lại vụ trúng đậm cả tôm và lúa, nhưng bước đầu đã cải thiện được đời sống của người địa phương.

"Giữ lúa" để "bắt tôm"

Mương Đường là 1 trong 4 ấp tiên phong trong việc thực hiện mô hình lúa - tôm. Hiện có 21/240 hộ dân trong ấp đăng ký canh tác vụ lúa, vụ tôm liền kề nhau.

Đầu mùa, vụ lúa lên xanh tốt, nhưng gần đến mùa thu hoạch, nắng hạn làm tăng độ mặn nguồn nước, lúa bị vàng úa và không phát triển được. Gần như năm nào người dân cũng phải "bù lỗ" để duy trì mô hình, bởi suy tính thiệt hơn nguồn thu nhập giữa con tôm và cây lúa.

Chị Nguyễn Diệu An, ngụ ấp Mương Đường, bộc bạch: "Gia đình tôi có 14.000 m2 đất. Vài năm đầu chuyển dịch, nuôi tôm thu nhập cũng kha khá, nhưng sau đó tôm chết kéo dài, kinh tế gia đình gần như cạn kiệt và vợ chồng tôi phải bàn cách sản xuất đa canh để cải thiện cuộc sống. Năm 2005, chúng tôi bắt đầu trồng lúa trên đất nuôi tôm, tự học hỏi kinh nghiệm qua việc nghe đài, xem báo...".

Theo chị An, cách thay đổi sản xuất của gia đình chị cũng rất đơn giản. Hằng năm cứ bước vào đầu tháng 6 (thời điểm tháng hạn) thì xả nước trong vuông, phơi đầm cho khô. Khi mưa xuống thì trữ nước ngọt và chọn giống lúa ngắn ngày (khoảng ba tháng thu hoạch), chịu được phèn mặn như giống lúa một bụi đỏ, giống 100 ngày… để gieo cấy.

Sau khi thu hoạch lúa xong cứ giữ nguyên nước trong vuông và lấy nước mặn vào rồi thả tôm nuôi, năng suất tôm sẽ cao hơn.

Trước đây, khi chưa trồng lúa, thu nhập 10 triệu đồng/vụ nuôi tôm thì bây giờ khoảng 20 triệu đồng/vụ. Vì vậy lấy lợi nhuận con tôm bù đắp phần thiệt hại cho cây lúa tthu nhập vẫn cao hơn chuyên tôm.

Không chỉ hộ chị An mà gia đình ông Bảy To (cùng ấp) từ lúc thực hiện mô hình luân canh lúa - tôm, đến nay đời sống cải thiện rõ rệt.

Cần sự hỗ trợ để ổn định

Qua vận động của xã Tạ An Khương, tính đến thời điểm này, 78 hộ dân ở 4/9 ấp đã đăng ký thực hiện mô hình lúa - tôm theo hình thức liền kề nhau và nhiều hộ dân khác cũng đang thực hiện mô hình này. Mô hình lúa - tôm đang phát triển lan rộng trên địa bàn toàn xã và bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực.

Từ đây, một số xã khác như: Thanh Tùng, Trần Phán, Tân Tiến… cũng vận động nhân dân khoanh vùng, phát triển mô hình lúa - tôm. Song, phát triển mô hình ổn định và hiệu quả về lâu dài địa phương cần sự hỗ trợ của các ngành chức năng. Quan trọng là việc nâng cấp và hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi.

Đồng chí Lê Minh Dương, Phó Chủ tịch UBND xã Tạ An Khương, cho biết, đẩy mạnh vận động nhân dân phát triển đa canh trên đất sản xuất, trước mắt xã chỉ giúp cho dân xây dựng mô hình và tạo điều kiện để nông dân được tập huấn kỹ thuật. Từ đó phong trào sản xuất đa canh trên địa bàn xã được nhân rộng. Đã qua, tuy lúa chưa đạt năng suất cao, nhưng con tôm thì thu nhập ổn định (có chiều hướng tăng hơn) nên đời sống người dân ổn định hơn.

Cụ thể là trước đây thu nhập từ nuôi tôm chỉ đạt khoảng 1 - 1,5 triệu đồng/ha/tháng thì bây giờ thu nhập từ 5 - 6 triệu đồng/ha/tháng. Song, cũng còn nhiều khó khăn, nhất là hệ thống thủy lợi cần phải được khép kín để chủ động nguồn nước ngọt phục vụ cho trồng lúa vì nắng hạn kéo dài thì độ mặn càng tăng cao. Bên cạnh đó, nông dân cũng cần đầu tư vốn, khoa học - kỹ thuật, giống lúa… để nông dân có điều kiện phát triển ổn định hơn mô hình này.

Chưa phải là nghị quyết, chỉ tiêu bắt buộc mà giới hạn ở mức độ vận động, nhưng hiệu quả kinh tế trong việc sản xuất luân canh lúa - tôm đang có chiều hướng phát triển lan rộng trên địa bàn huyện Đầm Dơi, điển hình là ở xã Tạ An Khương. Tuy nhiên, buổi ban đầu còn nhiều khó khăn, nông dân cần được sự trợ giúp và định hướng rõ ràng để phát triển mô hình thật sự bền vững.

Chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi Đoàn Quốc Khởi cho biết: Những năm gần đây, mô hình lúa - tôm huyện có triển khai, phổ biến rộng rãi nhưng chỉ ở mức độ vận động, khuyến khích bà con. Nơi nào có điều kiện thì người dân cùng hợp tác khoanh vùng để canh tác, huyện sẽ giúp bà con cải tạo và nâng cấp hệ thống thủy lợi. Nhưng trước mắt, huyện chỉ lo được việc chống tràn (hiện nay đã triển khai xây dựng một số tuyến kinh thủy lợi như: cống Khâu Mét và Tam Bô thuộc xã Tạ An Khương Đông), còn việc đầu tư khép kín từng tiểu vùng thì huyện chưa có kinh phí thực hiện, người dân tự thực hiện.

Hiện nay, huyện đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp huyện liên hệ ngành chức năng chọn giống lúa phù hợp với điều kiện nuôi trồng kết hợp có năng suất cao. Một mặt vận động nông dân thành lập tổ hợp tác sản xuất liền kề nhau để hạn chế nước bị xâm mặn. Mặt khác, tổ chức cho nông dân địa phương đi tham quan mô hình ở các huyện bạn. Lâu dài, huyện đang có quy hoạch các tiểu vùng (Đầm Dơi có 4 tiểu vùng), khi dự án được đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi khép kín thì Đầm Dơi sẽ phát triển hơn mô hình luân canh lúa - tôm.

MỸ PHA

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang