• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sống nhờ trùn

Nguồn tin: TTCN, 22/05/2005
Ngày cập nhật: 23/5/2005

- Giữa trưa tháng năm nắng vàng mắt, tôi loanh quanh hỏi thăm đường về làng Khương Đại (Tam Hiệp, Núi Thành, Quảng Nam), ai cũng lắc đầu không biết. Bà chủ hàng nước bên đường lên tiếng bảo rằng “chú hỏi làng Trùn người ta mới biết”. Thì ra làng Khương Đại bây giờ đã đổi tên thành làng Trùn.

Trong ký ức khó nghèo, người làng Khương Đại không bao giờ quên câu ca châm chọc của những người làng bên cạnh: “Khen cho Khương Đại có tài, nấu sét chén gạo nồi mô cũng đầy”. Còn bây giờ, làng Khương Đại đã đủ ăn nhờ nghề săn trùn đất, hay còn gọi là săn hải sâm (tên khoa học của con trùn nước lợ sống dọc sông Trường Giang) mà người dân làng trân trọng gọi là “rồng đất”. Ông Nguyễn Năm (82 tuổi) bảo với tôi rằng nhờ “rồng đất” mà người dân trong làng thoát cảnh đói nghèo đeo bám bao năm.

Bỏ ốc, săn trùn

Ông Nguyễn Văn An (80 tuổi) kể rằng cả làng Khương Đại có hơn 200 hộ dân, hàng trăm năm nay người làng sống nhờ vào nghề mò cua bắt ốc dọc sông Trường Giang nên cái khó nghèo không chịu buông tha, ruộng đất dọc sông thì nhiễm phèn chua nước mặn. Gần 10 năm trở lại đây, con cua, con cá trên sông cũng cạn kiệt nên đời sống của người dân làng Khương Đại lại càng khó khăn hơn, thanh niên trai tráng lần lượt bỏ vào các tỉnh phía Nam kiếm sống đến nỗi làng chỉ còn lại người già, đàn bà và trẻ con.

Trong cơn túng quẫn, tưởng chừng người làng Khương Đại bỏ làng tha phương cầu thực, thì bất ngờ có một vị “ân nhân” tóc bạc, không ai nhớ rõ tên, quê tận Sông Cầu (Phú Yên) tìm đến nhà ông Châu Ngọc Nhung và hướng dẫn cách săn trùn nước lợ, đồng thời đưa người đến làng thu mua. Đó là vào đầu năm 2000, kể từ đó ở làng Khương Đại xuất hiện nghề mới: nghề săn trùn.

Khi thủy triều rút xuống là thời khắc sôi động nhất của người dân làng trùn. Mới 4 giờ sáng, Khương Đại đã nhộn nhịp tiếng người gọi nhau í ới đi săn bắt trùn. Cả làng từ già đến trẻ kéo nhau đi, thanh niên thì lên xe máy mang theo dụng cụ xẻng, bao... chia thành từng nhóm 3 - 4 người đi dọc bờ sông Trường Giang, bắt đầu hành trình săn “rồng đất”.

“Hôm nay khởi hành vào 4 giờ nhưng mai là 5 giờ” - ông Châu Ngọc Nhung giải thích qui luật của thủy triều, nước sẽ rút chậm hơn một tiếng so với ngày đầu. Dụng cụ cho việc săn rồng đất cũng thật đơn giản: một cái xẻng, một cái thùng to bằng cái gàu múc nước, một cái bao. Tất cả chi phí đầu tư ban đầu khoảng 30.000 đồng.

Chị Nguyễn Thị An, làng Khương Đại, đang bán trùn cho chủ thu mua để xuất khẩu Anh Lê Văn Hương từ thợ săn trùn bây giờ trở thành người thu mua trùn xuất khẩu

“Nghề ni cần nhất là phải tinh mắt mới phát hiện được nơi trùn ở, vì cái lỗ hang trùn nhỏ chỉ bằng cái tăm nhang” - anh Nguyễn Văn Lê giải thích. Chỉ tay xuống nền đất ướt cạnh mép sông thủy triều vừa rút, anh Lê bảo: “Đây là con trùn lớn, to bằng ngón tay cái, dài chừng 30cm. Vì quanh miệng hang có nhô lên một ụn đất”.

Quả đúng như lời Lê bảo, khi lưỡi xẻng của anh cắm phập xuống nền cát ướt chừng 30cm, con trùn bắt đầu lộ diện. Một tay cầm xẻng, tay kia anh chụp lấy đầu trùn kéo lên khỏi mặt đất cho vào thùng. Gần sáu tiếng đồng hồ trôi qua, thủy triều bắt đầu dâng lên trở lại. Nhìn vào thùng đựng trùn của tốp thợ săn Văn Lê, thùng nào cũng đầy ắp. Đó là một ngày được xem là “hoàng đạo” đối với Lê, nhưng cũng không ít người phải ra về chỉ lèo tèo vài ký rồng đất trong bao, đủ để mua gạo trong ngày...

Cơm gạo của trùn

Khác với con trùn đất nước ngọt, trùn nước lợ màu trắng bạc và có kích thước lớn hơn, giá trị của nó là xuất khẩu… Cứ 1kg trùn tươi bán được 7.000 - 10.000 đồng, tùy theo sự biến động của giá cả thị trường. Một đợt đi săn chừng bốn tiếng đồng hồ, người giỏi ở làng Khương Đại cũng mang về được 15 - 20kg trùn tươi, còn người mới vào nghề ít nhất cũng được 8-10kg. Mỗi sáng mang xẻng ra bờ sông là kiếm được chừng 50.000 - 200.000 đồng, thấp nhất cũng được 30.000 đồng.

Nhưng không phải ngày nào người làng trùn cũng xách xẻng đi săn mà tùy thuộc thủy triều lên xuống. Ở Núi Thành có hai đầu nậu thu mua lớn là ông Thanh và bà Tiên. Trùn tươi sau khi thu mua được rửa sạch, lộn ruột, phơi khô để đóng bao, phân loại. Sau đó phân phối tiêu thụ cho các tiệm thuốc bắc, một phần cho các hàng phở, bún, lẩu... ở các tỉnh phía Bắc. Còn loại tốt nhất xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước lân cận.

Cứ 1kg trùn phơi khô giá từ 70.000 - 100.000 đồng, nhưng khi xuất sang Trung Quốc giá lên đến 15 USD/kg. Vậy là con trùn nước lợ ở dọc bờ sông Trường Giang ngày trước chỉ để dùng làm mồi câu cá hồng thì bây giờ đã được du ngoạn khắp nơi.

So với cách đây chừng mười năm, bây giờ làng Khương Đại hoàn toàn đổi thay, con đường cát trắng vào làng đã được thay thế bằng đường bêtông, nhà nào cũng xây nhà ngói, xe máy, tivi... Không còn hình ảnh những đứa trẻ phất phơ ngoài bờ sông mò cua bắt cá.

Không ít những thợ săn trùn cách đây vài năm bây giờ trở thành những ông chủ nhỏ thu mua để bán lại cho các đầu nậu. Nhớ lại một thời khó khăn của mình, anh Võ Văn Hoành - một thợ săn trùn nay trở thành ông chủ thu mua - tâm sự:

“Lúc ấy vợ tui mới sinh, ở chung với cha mẹ. Tui sửa xe đạp chỉ kiếm được vài ba ngàn đồng không đủ ăn, nói chi đến nuôi vợ nuôi con. Cũng may, nghề săn trùn xuất hiện đúng lúc nên vợ chồng tui thoát khỏi đói nghèo”.

Còn anh Lê Văn Hương, sau khi giải ngũ trở về năm 1996, anh có vợ và sinh được ba đứa con. Hai vợ chồng dành dụm gần 1 triệu đồng đóng một chiếc ghe. Hằng ngày lặn lội dầm mình ngoài sông Trường Giang để thả lưới, bắt cá cũng chẳng đủ mua gạo. Đến cuối năm 2001, cơn bão nhấn chìm chiếc ghe, anh trở thành kẻ trắng tay. Con trùn nước lợ đã cứu vớt gia đình anh thoát khỏi đói nghèo. Giờ anh Hương cũng trở thành ông chủ nhỏ. Đưa tay chỉ căn nhà ngói mới xây khang trang, anh Hương bảo tất cả đều nhờ trùn mà có.

Bây giờ con trùn nước lợ dọc sông Trường Giang ngày một cạn dần vì bị săn bắt không kịp sinh sản, những người thợ săn ở làng trùn phải ra tận Duy Xuyên, Thăng Bình, Hội An (Quảng Nam) và vào tận Quảng Ngãi săn trùn dọc sông Trà Khúc, rồi ngược ra Huế, tìm về vùng đầm phá Tam Giang... Mỗi chuyến đi chừng 5 -7 ngày họ mang về tiền triệu.

Anh Lê Chí, phó chủ tịch UBND xã Tam Hiệp, đoan chắc với tôi rằng nhờ nghề săn trùn nước lợ dọc các dòng sông mà sau hơn bốn năm làng Khương Đại đã thật sự đổi đời, không còn hộ đói.

HOÀI NHÂN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang