• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Khánh Hòa: Đưa cây sen vào ruộng trũng

Nguồn tin: Báo Khánh Hòa, 21/07/2009
Ngày cập nhật: 23/7/2009

Cánh đồng Đồng Hộ, thôn Hà Thanh (xã Ninh Đa, Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) lâu nay vẫn được nông dân canh tác lúa nhưng rất dễ bị mất trắng mỗi khi có lũ. Từ khi anh Trương Dũng (Chi hội trưởng Nông dân Hà Thanh) đưa cây sen vào trồng đã tạo ra sự khác biệt. Thành công này là bước tiến quan trọng để Hội Nông dân (HND) xã hình thành tổ liên kết (TLK) trồng sen, tìm kiếm thị trường cho sản phẩm mới.

* Người đi tiên phong

Anh Dũng kể, sau nhiều năm canh tác lúa tại khu vực Đồng Hộ - cánh đồng trũng thấp rộng 50 ha, được mệnh danh là “rốn lũ” của 6 xã phía Đông Ninh Hòa, anh mới nghiệm ra một điều, cây sen có thể thích nghi ở đây. Trước đây, tuy cây lúa vẫn được bà con sản xuất nhưng do nhiễm phèn và mặn nên năng suất bấp bênh; đặc biệt, chỉ cần một cơn lũ nhỏ, toàn vùng có thể ngập, thế là mùa lúa coi như mất trắng. Cứ trồng 5 vụ thì có khoảng 3 vụ thất bại.

Biết cây sen thích hợp với ruộng trũng nhưng để có kết quả chắc chắn, anh Dũng chỉ trồng thử nghiệm vài bụi sen. Kết quả làm anh thực sự ngỡ ngàng. Cây sen phát triển nhanh và mạnh, chỉ một thời gian ngắn đã thu hoạch. Bình quân 1 sào (500m2) thu 1 tạ hạt, giá bán bình quân 10.000 đồng/kg. Nếu bán sen đài, giá 7.000 - 10.000 đồng/kg, sen hạt 13.000 đồng/kg. Một héc-ta sen cho thu nhập bình quân 20 triệu đồng/năm, cao hơn 3 - 5 lần so với trồng lúa nhưng lại không lo nước ngập.

Theo anh Dũng, những ngày đầu trồng sen gặp nhiều khó khăn, bởi anh chẳng có một tài liệu nào trong tay. Anh phải chịu khó tìm kiếm khắp nơi, hỏi han nhiều người. Cuối cùng, anh cũng kiếm được tài liệu của Trường Đại học Cần Thơ. Anh cho biết, cây sen vẫn bị chết nếu nước ngập tới ngọn, nhưng việc trồng sen lại không quá khó vì sức phát triển của sen rất nhanh. Trồng sen cũng làm đất như trồng lúa nhưng không xả nước khô. Trồng cây cách cây 3m, hàng cách hàng 4m, mỗi sào 25 - 26 bụi. Chọn sen loại 3 nấc (3 lá), giữ lá trên cùng làm lá trải. Moi bùn và lấp hết rễ, chỉ chừa lại lá trên cùng để sen hút không khí. Nếu trồng cây già, sen không thể bén và dễ chết. Khi lá sen trải rộng 1/3 diện tích mặt nước, bón 2kg phân NPK/sào; lá trải 2/3 mặt nước, bón 3kg NPK/sào và chờ thu hoạch sau khi sen ra hoa một tháng.

* Hướng đến tổ liên kết trồng sen

Thành công của anh Dũng đã thôi thúc HND xã xây dựng TLK trồng sen. Đến nay, TLK có 8 người, đều là nông dân trong thôn. Tổ quy tụ những anh em có kinh nghiệm, cần cù, chịu khó và dám tự nguyện chuyển đổi cây trồng từ lúa sang sen. Trước mắt, mỗi người đều có nhiệm vụ tìm kiếm thị trường. Người nào kiếm được “mối lớn”, tiêu thụ mạnh thông báo cho toàn bộ anh em tập trung sản phẩm để bao tiêu. Để bảo đảm nguồn giống sen, TLK đã xây dựng một ao sen 1.000m2 để tạo giống (chọn từ hàng chục giống sen hiện có).

Anh Nguyễn Văn Chương, một thành viên của tổ cho biết: “Vào TLK có cái lợi là được hướng dẫn kỹ thuật, truyền kinh nghiệm cho nhau. Trồng sen nếu có đầu ra thì lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với trồng lúa, năng suất cũng ổn định, không phập phồng lo nước lũ…”. Được biết, anh Chương đã chuyển đổi sang trồng cây sen được 2 năm. Hiện nay, diện tích sen của anh lên đến 3 ha. Dự kiến mỗi năm, anh thu nhập từ sen khoảng 60 triệu đồng.

Tuy đã liên kết nhưng việc tiêu thụ sản phẩm vẫn còn bấp bênh. Sen thu hoạch được hiện vẫn chỉ bán cho các tư thương đã quen từ trước. Do vậy, nhiều anh em muốn mở rộng diện tích nhưng vẫn còn ngại đầu ra. Anh Dũng cho hay, TLK chưa giúp nhiều về vật chất nhưng động viên nhau về tinh thần. Anh em đồng lòng, tạo mối quan hệ chặt chẽ để tiêu thụ sản phẩm đem lại lợi ích thiết thực và hiệu quả cho nông dân.

Theo HND xã, mô hình trồng sen thay lúa trên cánh đồng trũng là giải pháp đem lại hiệu quả sản xuất cao. Thời gian tới, HND sẽ xin ý kiến HĐND xã có hướng chuyển toàn bộ vùng trũng ngập sang trồng sen kết hợp nuôi cá để cải tạo vùng đất sản xuất bấp bênh; tương lai cũng có thể phát triển loại hình du lịch sinh thái. Hiện nay, HND xã đã hỗ trợ anh Dũng 5 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân sắp tới sẽ tiếp tục hỗ trợ cho các hộ còn lại để đầu tư vào cây sen. Việc liên kết đã tạo điều kiện cho nông dân trao đổi kinh nghiệm, hợp tác làm ăn và nỗ lực tìm đầu ra cho sản phẩm.

HOÀI AN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang