• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cà Mau: Con tôm “bén duyên” cùng cây lúa

Nguồn tin: Báo Cà Mau, 16/07/2009
Ngày cập nhật: 17/7/2009

Trước khi chuyển dịch cơ cấu sản xuất sang nuôi tôm, Thới Bình (Cà Mau) là vùng chuyên lúa. Sau khi chuyển dịch, do nguồn lợi kinh tế từ con tôm quá lớn nên cây lúa không được người dân nồng nhiệt đón nhận. Những năm gần đây, do thời tiết diễn biến bất thường, dịch bệnh trên tôm ngày càng phổ biến, con tôm đã làm nhiều gia đình lao đao, lận đận.

Chính sự bấp bênh của con tôm khiến người dân tìm về với cây lúa. Không phụ người chăm bón, cây lúa - con tôm đã bén duyên nhau trên đồng đất Thới Bình. Mô hình ngày càng được nhân rộng, nhiều người trả được nợ vay của ngân hàng...

Khi nhà nông "chịu làm"

Trước đây, nông dân không thiết tha với trồng lúa nên tự ý phá vỡ quy hoạch chuyển sang nuôi tôm. Tuy nhiên, qua thời gian nuôi, thời tiết không thuận lợi, liên tiếp nhiều vụ nuôi thất bát, nông dân mới quay về với cây lúa.

Giờ đây, đi đến đâu cũng nghe nông dân "xì xầm" chuyện năm nay làm giống gì "ngon ăn" nhất. Rồi sẽ gieo mạ vào lúc nào là thuận tiện nhất... Toàn là chuyện con tôm, cây lúa.

Anh Phạm Minh Thái, ấp Cây Khô, xã Hồ Thị Kỷ, cho biết, vụ mùa năm 2008, gia đình anh chỉ xuống giống có 10 công tầm nhỏ. Năm nay anh tính sẽ xuống giống hết diện tích đất (80 công). Cấy lúa trên đất nuôi tôm, tôm nuôi khoảng 35 con/kg, không cấy lúa tôm nuôi khoảng 40 con/kg. Tôm khỏe nhờ môi trường nước được cải thiện, lúa trúng đậm, trên 20 giạ/công.

Những năm qua, nhiều mô hình trồng lúa trên đất nuôi tôm đạt hiệu quả cao. Những gương mặt quen thuộc như ông Nguyễn Văn Vinh, ấp 1, xã Thới Bình, với diện tích canh tác chỉ 0,39 ha, với giống lúa lai BTE1 cho năng suất bình quân 8 tấn/ha; ông Trần Văn Hiếu ở ấp Tắc Thủ, xã Hồ Thị Kỷ, diện tích canh tác 4 ha, năng suất bình quân 8 tấn/ha; ông Nguyễn Văn Sinh ở ấp Sáu La Cua, xã Biển Bạch Đông, diện tích canh tác 5,0 ha, năng suất đạt 4,2 tấn/ha (giống lúa trắng tròn); ông Trần Văn Vũ ở ấp Tapasa I, xã Tân Phú, diện tích canh tác 1,3 ha, năng suất bình quân 4,0 tấn/ha (giống lúa một bụi đỏ)...

Ngành chuyên môn chưa chủ động

Cái khó lớn nhất là tình trạng tôm chết kéo dài xảy ra trên diện rộng, phần nào đã gây ảnh hưởng đến việc đầu tư cho sản xuất. Công tác khuyến nông tuy có được quan tâm, nhưng do nguồn kinh phí hỗ trợ cho lĩnh vực này còn hạn hẹp. Vì vậy, công tác chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật đến tận người dân không đáp ứng một cách đầy đủ. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thiếu bền vững trong sản xuất cũng như hiệu quả kinh tế còn thấp.

Nông dân Thới Bình làm đất chuẩn bị cấy lúa trong vuông tôm.

Sự thiếu hiểu biết của người dân (do trình độ dân trí thấp) về bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng là nhân tố tác động gây ảnh hưởng xấu đến đất đai, nguồn tài nguyên không được tái tạo phục vụ lâu dài cho sự phát triển ổn định sản xuất.

Thế nên việc "đi tắt, đón đầu" trong chọn lựa giống mới, nâng cao năng suất cũng như giá thành sản phẩm còn hạn chế. Đa số bà con tự trao đổi giống là chính.

Vai trò của cán bộ khuyến nông - khuyến ngư cơ sở vẫn còn mờ nhạt, lịch thời vụ cũng chưa được người dân áp dụng chặt chẽ. Chính sự liên kết "4 nhà" chưa chặt chẽ đã khiến cho người dân canh cánh nỗi lo "được mùa, rớt giá".

Hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất lúa - tôm chưa được đầu tư đúng mức và không đồng bộ. Hiện nay sản xuất nông - ngư đòi hỏi hệ thống thủy lợi phải hoàn chỉnh. Đây là khâu quan trọng hàng đầu trong sản xuất.

Hiện trạng hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện Thới Bình gồm 278 kinh mương với chiều dài 1.445 km cần phải nạo vét thường xuyên, khơi thông dòng chảy phục vụ trực tiếp cho sản xuất.

Mặc dù nguồn vốn còn hạn chế nhưng đến với vụ mùa năm 2009, huyện Thới Bình đã đầu tư được 9 công trình trị giá gần 2 tỷ đồng. Tuy nhiên, hệ thống cống, đập, kinh, rạch chằng chịt thiếu quy hoạch đồng bộ, dẫn đến tình trạng ngập úng vào mùa mưa và thiếu nước sản xuất vào mùa khô. Trong khi đó, sản xuất một vụ lúa trên đất nuôi tôm lệ thuộc rất nhiều vào thời tiết và thủy lợi. Vì vậy, chi phí sản xuất của bà con là rất lớn, ảnh hưởng không nhỏ về kinh tế cũng như ô nhiễm về môi trường nuôi, nông dân thả nhiều vụ nuôi trong năm nên không cách ly được với mầm bệnh.

Theo anh Nguyễn Minh Tâm, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Thới Bình, để mô hình phát triển một cách bền vững còn nhiều việc phải làm: Trước hết phải rà soát công tác quy hoạch vùng nuôi, trang bị, nâng cấp, chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng đến từng nông hộ. Khuyến khích sản xuất lúa ở những nơi có điều kiện rửa mặn sau khi nuôi tôm, bố trí mùa vụ sản xuất thích hợp. Cần có chính sách hỗ trợ những hộ thực hiện mô hình luân canh này gặp khó khăn về vốn, tăng cường công tác khuyến ngư - khuyến nông. Nhất là phối hợp với các viện, trường tiến hành lai tạo những giống lúa có khả năng sinh trưởng khỏe, kháng sâu bệnh, cho năng suất cao trên vùng đất nhiễm mặn.

Diện tích lúa trên đất nuôi tôm ở huyện Thới Bình mỗi năm đều tăng, năng suất lúa cũng tăng lên. Năm 2005, diện tích lúa - tôm toàn huyện có 6.000 ha, đến năm 2006 là 13.000 ha, năm 2007 trên 16.000 ha và năm 2008 là 21.702 ha. Năng suất bình quân đạt 3,5 tấn/ha. Vụ mùa năm 2009 này sẽ là 22.000 ha.

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Thới Bình, nhấn mạnh: "Sau nhiều năm triển khai thực hiện, mô hình đã được nhân rộng và bước đầu đã đi vào chiều sâu. Hiệu quả từ phương thức đổi mới cơ cấu sản xuất này giúp nông dân trả được nợ ngân hàng, mua sắm tiện nghi và góp phần rất lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo tại địa phương".

NGỌC HUỆ

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang