• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng màu hái ra tiền

Nguồn tin: Báo Hậu Giang, 08/07/2009
Ngày cập nhật: 9/7/2009

Trồng màu có phần nhọc công, nhưng bù lại lợi nhuận khá cao. Nhiều hộ dân xã Đông Phước, huyện Châu Thành (Hậu Giang) dù có ít đất sản xuất, nhưng đã khấm khá lên nhờ thực hiện mô hình trồng màu trên chân đất ruộng.

Chỉ với hơn 2 công đất sản xuất, trong khi vụ lúa Đông xuân được xem là hiệu quả nhất nhưng cũng chỉ giúp anh Lê Chiến Công, ấp Phú Lộc, xã Đông Phú kiếm lời được vài triệu đồng. “Còn hai vụ lúa Hè thu và Thu đông, chẳng có lời lóm gì! Được cái là khỏi phải mua lúa để ăn”, anh Công tính toán. Do đất ít, lại thêm trồng lúa lợi nhuận thấp nên gia đình anh phải làm thuê để kiếm thêm khoản thu nhập, trang trải cuộc sống. Nhưng khoảng 4 năm trở lại đây, nhờ quyết tâm lên liếp trồng màu kết hợp bằng phương pháp màng phủ nông nghiệp đã giúp cho hộ anh Công vươn lên khá giả. Năm rồi, trừ xong các khoản chi phí, gia đình anh thu nhập hàng chục triệu đồng từ hai vụ trồng bí đao và khổ qua. Chưa kể là 2 công bí đao, mới cho trái hơn nửa vụ mà anh đã cầm chắc trong tay khoảng 10 triệu đồng.

Thay vì trồng khổ qua và bí đao chuyên canh trên đất ruộng, thì anh Công cho trồng luân phiên bí đao xong đến khổ qua, rồi ban liếp xuống trồng vụ lúa Đông xuân. Tận dụng lượng phân thừa còn trong đất, nhờ thế giảm được chi phí trồng lúa mà trái lại hai vụ màu tiếp theo sau cũng đạt hiệu quả cao. Theo anh Công, canh tác theo hình thức này tuy tốn thêm chi phí cho việc ban xuống và lên liếp trở lại, nhưng có thể luân chuyển và thay đổi vòng quay của đất, tránh tình trạng trùng bộ rễ hay đất bị bạc màu do trồng chuyên canh gây ra.

Cũng vì trồng lúa kém hiệu quả nên anh Lê Văn Lai, ấp Phú Lộc, Đông Phú chuyển đổi một phần đất ruộng sang trồng chuyên canh một số loại cây màu: bí đao, khổ qua, bầu mướp... Anh vừa thu hoạch xong 1 công bí đao, năng suất gần 4 tấn, bán giá 4.000 đ, trừ chi phí, thu lãi trên chục triệu đồng. Tuy nhiên, 2 công mướp bị thất bại do bệnh chết dây gần hết. Anh Lai rút thêm kinh nghiệm, mướp chết khả năng do đất cũ, bởi phần đất này đã trải qua nhiều vụ liên tiếp trồng khổ qua và bí đao.

Nhận thấy trồng màu đạt hiệu quả kinh tế cao, anh Lai đã lên liếp 2 công đất ruộng khác, thay thế phần đất vừa được ban xuống trồng lúa. Anh Lai chia sẻ, trồng khổ qua hay trồng bí đao thường tốn chi phí đầu tư vụ đầu tiên, khoảng 3 triệu đồng/công. Các vụ sau chi phí thấp hơn, khoảng 1 - 1,5 triệu đồng/công để mua hạt giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... vì có thể tận dụng lại màng phủ, lưới, cây cối làm giàn... từ vụ trước. Sẽ còn tiết kiệm chi phí hơn nếu người dân bảo quản tốt các vật dụng này.

Theo anh Lai, trồng bí đao, cũng như khổ qua có phần nhọc công do phải thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết bất lợi và dịch bệnh gây hại như: sương muối, bọ trĩ,... để có biện pháp phòng trị kịp thời. Nhưng không quá khó, cần kết hợp giữa kinh nghiệm bản thân và áp dụng những kỹ thuật làm đất, bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý... là đạt yêu cầu. “Đầu ra sản phẩm dễ dàng, tùy vào giá cả thị trường, chứ lúc nào cũng có thương lái ở Cần Thơ đến mua hàng”, anh Lai cho biết thêm.

NGUYỄN NGUYỄN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang