• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quảng Nam: Những vùng khô khốc...

Nguồn tin: Báo Quảng Nam, 06/07/2009
Ngày cập nhật: 7/7/2009

Nắng nóng kéo dài, ao hồ cạn kiệt, trạm bơm điện vận hành cầm chừng vì nước mặn liên tục xâm nhập sâu vào miệng bể hút. Kênh trơ đáy, nhiều ruộng đồng khô cháy, nông dân ở nhiều nơi đang ngửa mặt kêu trời…

Bất lực nhìn ruộng khô…

11 giờ 45 phút ngày 5-7, trời không một ngọn gió, nắng như đổ lửa nhưng trên cánh đồng Miếu (thuộc đội 8, thôn Bình Hiệp, xã Bình Phục, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) vẫn còn rất đông nông dân ở lại. Họ đang chờ nước trong nỗi tuyệt vọng. Kẻ đứng, người ngồi, tất cả đều mệt mỏi. Chống cuốc nhìn 4 sào lúa của mình khô cháy, ông Nguyễn Thiện thở dài: “Đã 20 ngày qua, từ khi gieo hạt giống xuống đất là cánh đồng này không nhận được một giọt nước. Cây lúa sống còi cọc rồi chết héo dần. Kiểu ni đói là cái chắc!”. Cách chỗ ông Thiện chừng mươi bước chân, bà Nguyễn Thị Nguyên cũng ngồi buồn thiu bên những đám ruộng vàng như nghệ, lắc đầu ngao ngán: “Nuôi con heo, con gà thì dịch bệnh liên miên. Làm lúa thì cả 3 sào đều teo tóp vì nắng hạn. Cái ăn còn lo chưa xong, năm học mới đã cận kề, biết lấy tiền đâu chạy tiền trường, mua áo quần, sách vở cho con...”.

Đâu chỉ ông Thiện, bà Nguyên, rất nhiều hộ dân ở địa phương này cũng cùng chung cảnh ngộ. Nguồn thu chính của gia đình là từ cây lúa đang đứng trước nguy cơ bị mất trắng. Theo nhiều nông dân, giữa tháng 6 đến nay, tuyến kênh đất 18/9 dẫn nước từ Bình Quý về tưới cho hàng chục hecta lúa nơi đây đã trơ đáy, giữa cánh đồng có hai cái ao nhỏ nhưng cũng cạn kiệt rồi. Đập Tư Chánh (ngay cầu Bà Phật) ở gần đó còn một ít nước nhưng không có máy bơm dầu thì cũng đành bó tay.

Phía bên kia đường lộ, cánh đồng Nông Trường thuộc Làng Thanh niên lập nghiệp (tổ 15, thị trấn Hà Lam) cũng đã thực sự trở thành “cánh đồng chết”. Ông Nguyễn Quán có 6 sào đất, tất cả đều cày lên đã khá lâu nhưng đến giờ này vẫn phải chịu bỏ hoang. Hơn một tháng qua, không một giọt nước, gần 20ha đất trên cánh đồng Nông Trường ấy chẳng thể nào đổ ải để tiến hành gieo sạ được. Lão nông Dương Văn Sơn cho biết, giống như cánh đồng Miếu, những chân ruộng ở vùng này cũng lấy nước từ tuyến kênh 18/9. Kênh trơ đáy, không có ao hồ, đầm phá, nông dân đành khoanh tay đứng nhìn một cách bất lực!

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Hương - Trưởng phòng NN&PTNT Thăng Bình cho biết: Theo kế hoạch, vụ này, toàn huyện tổ chức sản xuất 6.900ha lúa. Mặc dù thời gian gieo sạ kết thúc đã lâu rồi nhưng đến chiều hôm qua (5-7) Thăng Bình mới chỉ xuống giống được 6.350ha. Theo ông Hương, dù có nỗ lực đến mấy, chắc chắn ít nhất 250ha đất lúa sẽ phải chịu bỏ hoang. Không chỉ vậy, do nắng nóng liên tục, 130ha lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh, nằm ở các khu vực cuối kênh thuộc xã Bình Sa, Bình Tú, Bình Triều, Bình Phục, Bình Hải, Bình Nam, Bình An, Bình Đào đang bị thiếu nước tưới nghiêm trọng, không ít diện tích đứng trước nguy cơ chết khô. Ông Hương cho biết, ngành nông nghiệp và các đơn vị liên quan ở huyện đang gấp rút chi viện máy bơm dầu về những vùng “rốn hạn” để tận dụng mọi nguồn nước ngọt cứu lúa...

Thêm nguy cơ nhiễm mặn

Ở cánh bắc, nước mặn cứ liên tục xâm nhập sâu vào miệng bể hút của trạm bơm Tứ Câu (huyện Điện Bàn) với nồng độ cao khiến việc vận hành gặp rất nhiều khó khăn. Thiếu nước tưới, nhiều ruộng lúa trên cánh đồng Du, Gia Thân, Bầu Cung của xã Điện Ngọc cũng đã bắt đầu khô nứt nẻ. Giữa trưa hè nắng gắt, nông dân vẫn phải dùng những chiếc gàu nhỏ hì hục tát nước từ mấy cái ao bé tẻo teo lên để “giải nhiệt” cho lúa. Nhưng xem ra cũng chẳng thấm vào đâu so với “cơn khát” đã kéo dài gần nửa tháng nay. Bà Nguyễn Thị Hạnh (thôn Ngân Câu, xã Điện Ngọc) lo lắng: “Lúa mới gieo sạ chưa được một tháng, đây là thời kỳ rất cần nước để sinh trưởng và phát triển, vậy mà nhiều ngày qua trạm bơm lại vận hành rất cầm chừng vì nhiễm mặn. Nếu cảnh này cứ kéo dài, lúa chết khô là điều khó tránh khỏi”.

Theo ông Đỗ Như Hồng - Trưởng phòng NN&PTNT Điện Bàn, trạm bơm Tứ Câu đảm nhận chủ động tưới cho 300ha đất sản xuất lúa. Trong những ngày tới, nếu khô hạn và nhiễm mặn tiếp tục hoành hành thì số diện tích bị thiệt hại chắc chắn sẽ không ít.

Chiều qua (5-7), trao đổi với PV Báo Quảng Nam, ông Nguyễn Văn Tiến - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Theo kế hoạch, vụ hè thu 2009 toàn tỉnh sản xuất gần 42 nghìn hecta lúa. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn còn hàng trăm ha đất chưa thể xuống giống, tập trung nhiều nhất tại Nông Sơn, Tiên Phước, Quế Sơn, Thăng Bình... Theo ông Tiến, nếu nắng nóng kéo dài và nước mặn tiếp tục xâm nhập sâu thì ít nhất 3.000ha lúa đã gieo sạ thiếu nước tưới trầm trọng, và nhiều diện tích sẽ khó tránh khỏi tình trạng lúa chết héo.

NGUYỄN VĂN SỰ

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang