• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sơn La: Để cây cà phê phát triển bền vững

Nguồn tin: Báo Sơn La, 01/06/2009
Ngày cập nhật: 2/7/2009

Thiên nhiên ban tặng cho Sơn La nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp theo hướng chuyên canh, tập trung, với 5 cây trọng điểm: chè, cà phê, mía, ngô và cao su, trong đó có cây cà phê Arabica có giá trị kinh tế cao. Để cà phê Sơn La phát triển bền vững, cần có những chuyển đổi từ cách nghĩ và cách làm.

Thế mạnh cà phê Sơn La

Theo đánh giá của các nhà chuyên môn trong ngành cà phê thì cà phê Arabica ở Việt Nam chỉ có 2 nơi trồng được là Lâm Đồng và Sơn La. Giá trị loại cà phê này cao hơn hẳn so với Robusta (cà phê vối). Sơn La với 100% diện tích cà phê Arabica phù hợp với thổ nhưỡng, phát triển tốt, cho sản lượng, chất lượng cao được đánh giá tương đương với cà phê Arabica nổi tiếng thế giới của Brazil.

Sau 20 năm đầu tư phát triển cà phê, mặc dù phải trải qua những ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt, sương muối, biến động của thị trường, nhưng với sự quyết tâm của tỉnh, nỗ lực của các ngành chức năng và người dân, vùng cà phê của tỉnh ta đã phát triển thành vùng khá tập trung ở Chiềng Ban, Chiềng Mung (Mai Sơn), Hua La, Chiềng Đen (Thành phố), Chiềng Pha, Tòng Cọ (Thuận Châu). Đến nay, diện tích cà phê toàn tỉnh hiện có khoảng 3.549 ha, sản lượng hàng năm từ 3.000 - 3.500 tấn nhân. Cây cà phê đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, một bộ phận người dân trồng cà phê không những xoá được đói, giảm được nghèo, mà còn vươn lên giàu có, nhiều hộ có thu nhập từ 100 - 200 triệu đồng/hộ/năm. Vì thế những năm gần đây đã làm thay đổi nhận thức của người dân, từ chỗ ỷ nại, trông chờ vào sự đầu tư của nhà nước, nay đã mạnh dạn vay vốn, đầu tư công lao động, học hỏi kinh nghiệm, chuyển đổi đất từ cây trồng khác hiệu qủa kinh tế thấp để phát triển cà phê trở thành hàng hóa.

Ưu thế cây cà phê được đánh giá có phần nổi trội hơn một số các loại cây công nghiệp khác. Sự thành công này có sự tham gia rất lớn của Công ty cà phê và cây ăn quả Sơn La trong suốt những năm qua, từ xây dựng vùng nguyên liệu đến tổ chức thu mua chế biến cà phê để xuất khẩu trực tiếp. Thương hiệu cà phê SoLaCo đã có uy tín và chỗ đứng trên thị trường thế giới: Đức, Ba Lan, Hà Lan, Mỹ và thị trường trong nước. Hàng năm, giá trị xuất khẩu cà phê trực tiếp đạt từ 6 - 7 triệu USD đem nguồn ngoại tệ về cho tỉnh; đặc biệt là cây cà phê đã giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.

Tuy nhiên, điều nhận thấy những khó khăn bất cập hiện nay của cà phê Sơn La, do tình hình nợ đọng nguồn vốn của Công ty cà phê và cây ăn quả đầu tư trong dân quá lớn, nên Công ty gặp nhiều khó khăn, đang trong chương trình xây dựng phương án chuyển đổi hình thức sở hữu cho phù hợp. Mặt khác, một bộ phận người dân trong vùng trồng nguyên liệu cà phê chưa nghiêm túc trong thực hiện hợp đồng với nhà đầu tư, nợ đọng dây dưa kéo dài; một số tổ chức, cá nhân tranh mua tranh bán, buôn bán lòng vòng qua nhiều chủ, không kiểm soát được chất lượng, tạo thị trường ảo. Chế biến nhỏ diễn ra khá phổ biến trong vùng cà phê, không theo quy trình công nghệ, chất lượng kém làm ảnh hưởng rất lớn đến phẩm cấp của cà phê Sơn La.

Tạo bước ngoặt cho cà phê Sơn La

Định hướng phát triển cây cà phê Sơn La đến 2015 và đến 2020 của tỉnh ta là tiếp tục tập trung chỉ đạo điều chỉnh theo hướng đầu tư chiều sâu, đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, mở rộng quy mô diện tích một cách hợp lý, đảm bảo sự phát triển bền vững vùng nguyên liệu có giá trị kinh tế cao, gắn với các cơ sở công nghiệp chế biến; xây dựng xuất xứ nguồn gốc, thương hiệu sản phẩm, từng bước chiếm lĩnh thị trường trong nước và xuất khẩu.

Để tạo bước ngoặt cho cà phê, khắc phục những hạn chế yếu kém hiện nay, tỉnh ta khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư trồng cà phê trên địa bàn. Điều đáng mừng là Công ty cà phê và cây ăn quả Sơn La đã được Công ty mua bán nợ thuộc Bộ Tài chính giúp sức với việc làm lành mạnh hóa tài chính, đồng thời mời nhà đầu tư chiến lược cùng tham gia vào chương trình phát triển cà phê Sơn La. Khởi động cho chương trình này, gần đây Tập đoàn Thái Hoà đã xây dựng tổ hợp chế biến cà phê - thức ăn gia súc - phân vi sinh tại xã Chiềng Mung, (Mai Sơn). Đây là nhà máy chế biến cà phê được trang bị dây chuyền công nghệ đồng bộ và hiện đại gắn với đó là dây truyền chế biến phân vi sinh để thu hồi phế thải chế biến cà phê để sản xuất phân bón phục vụ cho vùng nguyên liệu, giảm nguy cơ khai thác cạn kiệt đất, tăng chất lượng cà phê, giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình chế biến cà phê.

Để phát triển cà phê bền vững trong thời gian tới cần tiếp tục có những điều chỉnh bổ sung quy hoạch, xây dựng chiến lược phát triển. Xây dựng dự án đầu tư phát triển cây cà phê gắn với vùng nguyên liệu và các cơ sở chế biến theo công nghệ tiên tiến hiện đại, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn và phát huy thương hiệu cà phê Sơn La. Trong đó, quan tâm đến các vấn đề như bảo vệ đất chống xói mòn, tổ chức sản xuất giống đảm bảo chất lượng; có phương án phòng tránh, hạn chế thiệt hại của sương muối; nâng cấp và hiện đại công nghệ chế biến ướt; tăng cường công tác khuyến nông và chuyển giao công nghệ sản xuất cho người trồng cà phê.

Để nâng cao năng lực và tạo cạnh tranh lành mạnh của các tổ chức, đơn vị tham gia phát triển cà phê cần phân rõ địa bàn cho các doanh nghiệp trong việc phát triển cây cà phê. Triển khai tổ chức thực hiện phát triển cà phê đúng quy hoạch, kế hoạch ở từng xã, bản; đồng thời kiểm tra giám sát chặt chẽ việc thực hiện Quyết định 80/2002/QĐ-TTg, ngày 24-6-2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng thông qua hợp đồng. Khuyến khích các hộ nông dân xây dựng trang trại cà phê tiến tới trở thành các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh cà phê, xây dựng các tổ hợp tác, hợp tác xã kiểu mới chuyên sản xuất và kinh doanh cà phê gắn trực tiếp với hộ nông dân. Thực hiện dồn điền đổi thửa để tạo ra trang trại cà phê có diện tích lớn, đủ điều kiện áp dụng công nghệ kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Tạo điều kiện để người trồng cà phê được tham gia mua cổ phần (theo hình thức góp đất như công ty cao su hiện nay) trong các cơ sở chế biến sản phẩm từ cà phê, tạo mối gắn bó giữa người sản xuất nguyên liệu với cơ sở chế biến.

Mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2010 ổn định 3.500 ha cà phê và đến 2020 đạt 5.500 ha, đưa năng suất bình quân 1,5 đến 2 tấn nhân/ha, sản lượng 9.500 tấn nhân. Tin rằng với chiến lược lâu dài, cây cà phê Sơn La sẽ phát triển tương xứng với tầm vóc của nó, sản phẩm cà phê Sơn La sẽ ngày càng vươn xa./.

Huy Ngoan

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang