• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Gian nan bảo hiểm nông nghiệp

Nguồn tin: VNECONOMY, 4/5/2005
Ngày cập nhật: 5/5/2005

Bảo hiểm nông nghiệp không phải là nghiệp vụ kinh doanh đơn thuần mà mang tính xã hội rất cao.

Triển khai từ năm 1992, nhưng hiện các doanh nghiệp bán loại bảo hiểm này như Bảo Việt và Groupama gần như đã "bó tay". Trong khi đó, nhu cầu về nó lại vô cùng lớn.

Bảo Việt đã triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp từ năm 1982 tại hai huyện của Nam Định là Nam Ninh và Vụ Bản. Sau 2 năm triển khai thí điểm, do có chuyển đổi cơ chế từ kinh tế HTX sang kinh tế hộ nông dân nên bảo hiểm nông nghiệp tạm thời dừng lại.

Đến năm 1993, Bảo Việt lại tiếp tục triển khai thí điểm bảo hiểm cây lúa tại 16 tỉnh trên phạm vi cả nước và điển hình là tỉnh Hà Tĩnh - nơi chịu ảnh hưởng của rủi ro thiên tai nhiều nhất. Ngoài bảo hiểm cây lúa, Bảo Việt còn triển khai các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác như bảo hiểm chăn nuôi, bảo hiểm cây công nghiệp, bảo hiểm cháy rừng...

Mặc dù rất quyết tâm và coi đây là mặt trận hàng đầu, nhưng Bảo Việt không sao mở rộng được loại hình bảo hiểm này. Những khó khăn, vướng mắc 5 năm triển khai thí điểm bảo hiểm cây lúa cho thấy, bảo hiểm nông nghiệp không phải là nghiệp vụ kinh doanh đơn thuần mà mang tính xã hội rất cao, cần có sự quan tâm của nhiều cấp, ngành và toàn xã hội. Khó có thể thực hiện bảo hiểm nông nghiệp thành công nếu như Nhà nước chưa xây dựng một chính sách về bảo hiểm nông nghiệp.

Không chỉ riêng ở Việt Nam mà trên thế giới, bảo hiểm nông nghiệp cũng là một nghiệp vụ rất khó khăn. Bảo hiểm nông nghiệp chiếm thị phần rất nhỏ trên thị trường bảo hiểm thế giới. Điều đó chứng minh tính chất khó khăn phức tạp của bảo hiểm nông nghiệp. Chính vì vậy, Chính phủ của nhiều quốc gia đã phải can thiệp vào bảo hiểm nông nghiệp để hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp của họ.

Những khó khăn, vướng mắc phát sinh không chỉ riêng đối với doanh nghiệp bảo hiểm mà cả từ phía người dân trong quá trình triển khai. Nếu chỉ bảo hiểm theo hướng kinh doanh đơn thuần thì không có doanh nghiệp bảo hiểm nào mặn mà với bảo hiểm nông nghiệp do đây là loại hình kinh doanh có nguy cơ thua lỗ cao, rủi ro trong sản xuất nông nghiệp là rất lớn và thường xuyên. Nếu có triển khai bảo hiểm nông nghiệp thì cũng chọn đối tượng ít có rủi ro để nhận bảo hiểm hoặc tiến hành một cách cầm chừng.

Thêm vào đó, bảo hiểm nông nghiệp chỉ có thể thực hiện thành công khi nó trở thành một chính sách của Nhà nước có sự tham gia của các ngành, các cấp và của toàn xã hội. Chính sách bảo hiểm đó cũng cần phải được gắn kết với các chính sách tài chính khác trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn như chính sách tín dụng, đầu tư, khuyến nông...

Mặt khác, đối tượng bảo hiểm nông nghiệp rất phong phú và trên diện rộng cho nên rất khó trong công tác quản lý rủi ro, dễ phát sinh các rủi ro về đạo đức. Sự thiếu kinh nghiệm và đội ngũ thực hiện bảo hiểm nông nghiệp cũng là một khó khăn khiến loại hình dịch vụ này chưa phát triển.

Trong khi đó, người dân chưa có thói quen và chưa hiểu biết nhiều về bảo hiểm nông nghiệp, công việc tuyên truyền giải thích của doanh nghiệp bảo hiểm chưa đủ để người dân nhận thức ra và tham gia bảo hiểm.

Cũng do khả năng tài chính của người nông dân còn hạn hẹp, quy mô sản xuất còn mang tính tự cấp tự túc, sản xuất mang tính chất hàng hóa chưa cao nên còn nhiều nhà nông còn đắn đo suy nghĩ khi bỏ tiền ra tham gia bảo hiểm. Người dân chưa thực sự tin tưởng vào doanh nghiệp bảo hiểm, chưa được Nhà nước hỗ trợ để tham gia bảo hiểm.

Làm gì để bảo hiểm nông nghiệp khởi sắc?

Theo nhận định của Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam, từ kinh nghiệm thực tế trong nước cũng như kinh nghiệm của các nước trên thế giới, bảo hiểm nông nghiệp chỉ có thể thực hiện thành công nó trở thành một chính sách của Nhà nước.

Để thực thi một chính sách của Nhà nước, không chỉ có sự tham gia của các doanh nghiệp bảo hiểm mà cần có sự tham gia, quan tâm của các cấp các ngành và của toàn xã hội. Nên gắn các chính sách về bảo hiểm nông nghiệp với chính sách tài chính đối với nông nghiệp, nông thôn để tạo ra được môi trường pháp lý thuận lợi thu hút các doanh nghiệp bảo hiểm cũng như khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm.

Kinh nghiệm của một số nước triển khai thành công bảo hiểm nông nghiệp cho th y: bảo hiểm nông nghiệp không chỉ là công việc riêng của doanh nghiệp bảo hiểm hay cá nhân người nông dân mà có sự chung vai gánh vác của toàn xã hội, được cụ thể hóa bằng những chính sách của Nhà nước về bảo hiểm nông nghiệp.

Ngoài việc hoạch định chính sách về bảo hiểm nông nghiệp, Nhà nước cũng cần phải có sự đầu tư nhất định đối với việc đào tạo đội ngũ cán bộ để thực thi việc triển khai bảo hiểm nông nghiệp.

Thứ hai, đối với một nước có nhiều thiên tai như nước ta, trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, nếu như Nhà nước dùng một phần từ nguồn ngân sách Nhà nước để hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai bảo hiểm nông nghiệp để hình thành nên quỹ bảo hiểm nông nghiệp thì sẽ hiệu quả hơn nhiều.

Thêm vào đó, nếu như các tổ chức ngân hàng, tín dụng nông thôn, các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu nông sản, các cơ sở sản xuất có nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp... cũng hỗ trợ cho công tác bảo hiểm nông nghiệp thì bảo hiểm nông nghiệp mới hình thành và phát triển bền vững được, đáp ứng được mong mỏi của người dân.

Viết Chung

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang