• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

"CITES Ba Vũ"

Nguồn tin: BCT, 3/5/2005
Ngày cập nhật: 4/5/2005

“...Vấn đề là không thể cứ làm theo cách nghĩ lâu nay của mình mà phải học, phải chấp nhận kiểu làm ăn có quy chuẩn của bạn hàng; đạt chuẩn rồi thì nuôi còn dễ hơn gà, bán cho đã”.

Nhà nghèo quá, cha mẹ bị tù đày vì tội là “cộng quân”, 11 tuổi Ba Vũ đã đội rổ khoai trên đầu ra chợ hoặc lội ngoài đồng mò cua, bắt rắn nuôi em. “Đội riết, đầu trọc lóc”, Ba Vũ cười ha hả, nói tiếp: “Năm 14 tuổi vào bộ đội đặc công, đánh giặc là chuyện phải làm mà”. 7 năm sau ngày hòa bình lập lại, Trung úy Châu Xuân Vũ trở về nhà với những mảnh pháo trong đầu và một bộ đồ trong ba lô. Anh đi tìm việc và được chỗ làm ở công ty chuyên doanh vật tư nông nghiệp. Từ người làm kế hoạch, anh trở thành phó giám đốc công ty.

Kinh doanh là chuyện không đơn giản, năm 1989, Ba Vũ làm lỗ 28 triệu đồng. Mất hết... Ba Vũ chịu cảnh mỗi sáng đi làm cỏ- anh chấp nhận sự trừng phạt vì thất bại của mình. “Không thể oán ai cả, oán là bậy dữ lắm. Đó là sự trả giá cho điều không biết mà vẫn làm”- anh nói.

Ba Vũ trở về nhà, cái thời mò cua bắt rắn, trồng lúa... sống lại. Một người bạn giúp anh giống nguyên chủng KT4 để nhân giống xác nhận. Ba Vũ thành công khi mỗi công gặt được 36 giạ. Giống mới đắt như tôm tươi. Ba Vũ tích cóp được một số vốn và người từng săn bắt rắn nghĩ tới chuyện đưa rắn về nhà chung sống. Ba Vũ nuôi rắn ri voi, nổi tiếng từ đó. Anh lại bạo phổi nuôi cá sấu và nổi tiếng Ba Vũ cá sấu. Nhưng đâu ai biết anh phải trả giá. “Đã không có tiền đi học nên phải hỏi, mà mỗi người chỉ một phách, chỉ không tới thì làm sao thành công được. Cứ thử rồi sai, sai rồi thử...”. Thử và sai tới lúc chị Ba Vũ khuyên chồng thôi thì có bấy nhiêu sống bấy nhiêu. Cuối cùng, anh tìm tới quỹ tín dụng phường 5 và ôm ấp khát khao khởi nghiệp từ món vay 700.000 đồng. Thủ tục thế chấp là một mảnh vườn hoang rộng 4.090m2 và cái chòi mục rệu rộng không quá 50m2. Nuôi rắn ri voi, anh bị thất bại 5 lần; ba ba thất bại ba lần, tổn thất hàng trăm triệu. Tháng 7-1997, lần đầu cơm ghe bè bạn đem cá sấu qua thị xã Long An (Quảng Đông, Trung Quốc) bán, cá sấu là loài hoang dã tính khí hung dữ bất thường, tay buôn Ba Vũ lại là dân nhà võ bắt cá sấu trói tay, trói chân chở ngàn dặm đi bán ở xứ người.” Qua tới bển, trời đất ơi, con nào cũng trầy trụa, tỳ vết, te tua, bị hoại tử chết gần hết”. Ba Vũ lỗ cả 170 triệu đồng. Vào những năm 90, đó là số tiền lớn lắm! Nó càng lớn hơn nhiều so sức chịu đựng của một người từng thua cuộc như anh. Bạn hàng thấy người bán hàng thật thà bèn bù khoản lỗ để giữ mối. Ba Vũ cầm tiền về, có biết bao nhiêu điều hiện lên trong đầu vốn vẫn buốt đau với hai mảnh đạn. “Nuôi cho ngon mà không học cách đóng gói cũng thua như thường”, Ba Vũ tự trách mình học chưa hết đành chịu trả giá. Ba ba do không biết cách đóng gói, cứ đem vô thùng đậy lại, qua tới bển 1.720 con chỉ còn sống 2 con. Cá sấu chết phải thuê người chôn. Cứ mỗi con tốn 30 nhân dân tệ. Lỗ tới xương- “nước mắt chảy ngược”, Ba Vũ cười ngất, kể lại: Mua bán chỉ nghe trung gian, đi không biết đường, nói không biết tiếng như người mù đi phá rừng. Còn ba ba thì mặc cho nó chiếc áo giữ ấm, chống thấm, không để chúng đánh nhau, trầy xước. Hàng bây giờ gởi máy bay, bên đó có người nhận. Chi phí đóng gói bình quân 38.000 đ/kiện (6 con), vận tải cũng phải tính; chở buổi sáng giá 6.500 đ/ký, buổi chiều: 5.400 đ/ký, buổi tối: 5.000đ, nhưng buổi tối ai nhận? Hồi trước, đi tàu hỏa mà còn phải chạy chọt để mướn cả phòng rồi ngủ chung với động vật hoang dã. Ba Vũ bắt đầu học cách đóng gói chỉ với cách đóng gói mà lần thứ ba anh lời 270 triệu đồng. Lần này Ba Vũ vô nhà hàng bên tàu “chén” một bữa cá sấu nấu nấm đông cô. Một dĩa tương đương 300.000 đồng. Nhấm nháp món lạ, anh nhận ra thị trường mênh mông của Quảng Đông đang cần gì. Kỳ nhông, rắn mối, cào cào cánh mềm... còn bán được thì làm đàng hoàng sao không bán được? 28 chuyến liên tiếp trôi chảy, Ba Vũ lời 3,97 tỉ đồng, chia đôi cho người bạn đã giúp vốn. Vấn đề là không thể cứ làm theo cách nghĩ lâu nay của mình mà phải học, phải chấp nhận kiểu làm ăn có quy chuẩn của bạn hàng; đạt chuẩn rồi thì nuôi còn dễ hơn gà, bán cho đã.

* * *

Ba Vũ học lớp huấn luyện của CITES và làm theo quy chuẩn của công ước bảo vệ động vật hoang dã sau khi đã cho ba ba sinh sản trong điều kiện nhân tạo. Trong khi người ta đổ xô chạy theo con giống của Thái Lan, Đài Loan thì anh ra Hải Phòng, Hải Dương mua ba ba về phối giống. Giống ngoại nhập ẩn chứa những nguy cơ đụng đầu giữa chợ, rất bất lợi. “Miến Điện, Thái Lan, người ta xuất rần rần qua bển biết bao lâu rồi, ta lại lấy giống đó bán qua Trung Quốc sẽ khó ăn. Tôi thử một lần, mua ba ba bán qua bển. Nhìn ba ba họ biết liền, bắt ra từng con vụt hết”- anh nói. Ba Vũ chọn giống bản địa đưa về đồng bằng, nước sông Mekong làm ba ba lớn nhanh hơn, màu sáng hơn. Nhưng để nhận ra điều này, anh mất 7 năm trời.

Bây giờ, cứ 1ha đất trả tiền thuê 5,6 triệu đồng/năm. Ba Vũ thuê 12 ha đất trong 50 năm từ trại vịt bỏ hoang làm trang trại nằm dọc Quốc lộ 1A hướng về phà Cần Thơ (xã Phú Quới, huyện Long Hồ - Vĩnh Long). 4 ha đầu tiên, anh đầu tư 6 tỉ đồng, phân nửa là vốn tự có, tích góp từ 3.650 ngày được thua và hiểu đời sống ba ba hoang dã để tạo ra giá trị thương mại như vật nuôi trong nhà. Ở đó anh xây hệ thống nuôi ba ba hoàn chỉnh độc nhứt vô nhị trong cả nước. Khi nhận thêm 2 ha nữa, trong trang trại CITES Ba Vũ sẽ mọc lên một cụm khách sạn, nhà hàng - văng vẳng câu ca “Lữ khách ơi, xin dừng bước”...

“Vài ngàn thước vuông cũng có thể làm ra trăm triệu nếu biết cách nuôi - Ba Vũ khẳng định - vấn đề là phải nói thật, chỉ hết cho bà con mình. Ba Vũ tôi đã làm như vậy để có hàng đi bán hoài”. Trong số những vệ tinh của anh, không ít người từng là lính. Bên cạnh sản lượng ba ba từ trang trại, Ba Vũ có 5-6 vệ tinh ở các tỉnh đồng bằng. Nếu tính từ năm 1999, thời điểm CITES công nhận trang trại đúng chuẩn tới nay, Ba Vũ đã đi không biết bao nhiêu chỗ để rao giảng cách làm đúng quy chuẩn. Anh tính: nếu bán thương phẩm với giá 150.000 đ/ký là có lời. Riêng những trại lớn có thể bán con giống là sống được rồi, nhưng Ba Vũ lại không bán giống buông đuôi lấy lời mà anh muốn lấy thương phẩm đúng chuẩn trở về và xuất khẩu dù tiêu chuẩn XK cao nhưng giá không bằng bán tại nội địa.

* * *

Nhưng ở đời ai chịu móc ruột để ngoài da? Tôi hỏi. Ba Vũ cười sang sảng, nói: “ Cứ hỏi Ba Vũ! Ba Vũ chỉ liền, hỏi không tốn tiền. Thầy Võ Tòng Xuân tới đây đi hết ráo rồi biểu Ba Vũ đi nói chuyện ở Đại học An Giang. Ba Vũ nói hết để đừng ai phải thất bại, lính mà - ngày trở về chỉ có ba bộ đồ, hai bộ chia cho cho bè bạn- Vậy thì tiếc gì.

Châu Lan

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang