• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bình Định: Chuyển đổi sản xuất từ 3 vụ lúa/năm sang 2 vụ/năm - Hiệu quả thấy rõ

Nguồn tin: Báo Bình Định, 24/06/200
Ngày cập nhật: 25/6/2009

Khởi động từ cuối năm 2005, triển khai thực hiện từ năm 2006, chủ trương chuyển đổi sản xuất (SX) 3 vụ lúa/năm sang 2 vụ lúa/năm của tỉnh Bình Định ngày càng được nông dân hưởng ứng mạnh mẽ và đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Sản xuất 2 vụ lúa/năm, sử dụng các loại giống lúa mới, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất là giải pháp tăng hiệu quả sản xuất, hạn chế rủi ro. Ảnh: Tiến Sỹ

* Chuyển đổi mùa vụ để hạn chế rủi ro

Trước năm 2006, nông dân tỉnh ta chủ yếu SX lúa 3 vụ/năm; ngoài ra còn có khoảng 4.000 ha SX 2 vụ/năm và khoảng 9.000 ha lúa gieo khô, với tổng diện tích SX lúa khoảng 120 ngàn ha/năm. Nhìn chung, việc SX 3 vụ lúa/năm có nhiều ưu điểm song cũng đã bộc lộ quá nhiều hạn chế. Vụ Đông Xuân (ĐX) thường bị mất giống ở đầu vụ do mưa lũ; thời kỳ lúa trổ thường hay gặp lạnh, rất dễ mất mùa. Vụ Hè thời tiết nắng nóng, nhất là thời kỳ lúa trổ bông, vào chắc, nên ảnh hưởng đến năng suất. Đầu vụ Mùa thường xảy ra nắng hạn, cuối vụ thường bị ngập úng do mưa lũ, nên hiệu quả SX không cao.

SX 3 vụ lúa/năm chỉ có thể bố trí được các giống lúa ngắn ngày, năng suất không cao; đất không đủ thời gian để tái tạo độ phì, sâu bệnh dễ phát sinh, gây hại cây trồng, dẫn đến chi phí đầu tư cao, vừa ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, vừa gây ô nhiễm môi trường. Hơn nữa, các công trình thủy lợi trong tỉnh chưa đáp ứng đủ nước để canh tác 3 vụ lúa, nhất là trong tình hình thời tiết nắng hạn kéo dài. Vào mùa khô áp lực về nước tưới là rất căng thẳng; đất không có thời gian nghỉ để tái tạo độ màu mỡ, nông dân tốn nhiều công sức để cải tạo đất, dẫn đến chi phí đầu vào cao, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Bên cạnh đó, SX 3 vụ lúa/năm làm cho các giống lúa nhanh thoái hóa, chất lượng lúa thương phẩm kém...

Vì vậy, chuyển đổi SX 3 vụ lúa/năm sang 2 vụ lúa/năm là giải pháp hợp lý để khắc phục các hạn chế nói trên.

* Hiệu quả thấy rõ

Tỉnh ta đề ra mục tiêu đến năm 2010 chuyển đổi 20.000 ha đất SX từ 3 vụ lúa/năm bấp bênh sang 2 vụ/năm, và 7.000 ha SX 2 vụ lúa 1 vụ màu ăn chắc. Để đảm bảo được mục tiêu trên, liên tục trong các năm từ 2006 đến 2009, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai thực hiện các mô hình chuyển đổi SX 3 vụ lúa bấp bênh/năm sang SX 2 vụ lúa/năm ở những huyện trọng điểm lúa của tỉnh với tổng diện tích hàng trăm ha, gieo trồng các giống lúa lai, lúa thuần trung và dài ngày năng suất cao, như: Nhị ưu 838, PAC807, ĐB6, ĐB1, VĐ8, TBR-1…. Sở NN-PTNT tỉnh cũng đã chỉ đạo Trung tâm Giống cây trồng tỉnh chuẩn bị lúa giống, đồng thời phục tráng, SX thử nghiệm và nhân nhiều loại giống lúa mới; mở rộng mạng lưới cung ứng giống đến tận cơ sở. Các địa phương cũng đã quy hoạch đất sản xuất cho từng vùng, từng vụ cụ thể; xây dựng kế hoạch chuyển đổi mùa vụ, đồng thời hỗ trợ kinh phí, quỹ đất cho các HTXNN để SX và cung ứng giống cho nông dân... Viện KHKT Nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ cũng giúp tỉnh lựa chọn nhiều loại giống lúa dài ngày, khuyến cáo đưa vào sản xuất trên chất đất 2 vụ lúa.

Điều đáng mừng là năng suất lúa các mô hình khuyến nông bình quân vụ ĐX đạt từ 77-79,3 tạ/ha, vụ Thu từ 70-72,9 tạ/ha, sản lượng bình quân cả 2 vụ đạt 15,2 tấn/ha/năm, cao hơn sản lượng bình quân 3 vụ (sản lượng bình quân 3 vụ/năm khoảng 14,2 tấn). Qua tính toán, lãi SX 2 vụ/năm cao hơn SX 3 vụ/năm từ 7,3 đến 8,9 triệu đồng/ha, giảm lượng phân bón, thuốc BVTV xuống đồng ruộng, qua đó hạn chế tác động xấu đến môi trường; hạn chế sâu bệnh lan truyền; đồng ruộng có thời gian tái tạo dinh dưỡng và độ phì... Đến nay, việc sản xuất 2 vụ lúa/năm hoặc 2 vụ lúa 1 vụ màu đã trở thành thói quen đối với nông dân nhiều địa phương trong tỉnh. Toàn tỉnh đã chuyển đổi được trên 17.000 ha đất sản xuất 3 vụ lúa bấp bênh sang 2 vụ/năm ăn chắc và sản xuất hàng ngàn ha bắp và các loại hoa màu trên chân đất chuyển đổi.

Ông Võ Thành Tiên, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh cho biết: “Việc chuyển đổi cây trồng, mùa vụ vừa đảm bảo sản lượng lương thực vừa giảm được chi phí sản xuất, công lao động, hạn chế rủi ro do thời tiết gây ra. Riêng vụ ĐX năm 2008-2009, tuy sản xuất trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, sâu bệnh phát sinh nhiều, nhưng nhờ thực hiện có hiệu quả chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, đầu tư chăm sóc chu đáo, nên năng suất và sản lượng lương thực đạt 290.460 tấn, tăng 6,1% so với vụ này năm trước. Có thể khẳng định rằng, việc chuyển đổi SX 3 vụ lúa/năm sang 2 vụ lúa/năm là giải pháp hợp lý, mang lại nhiều lợi ích cho nông dân”.

Phạm Tiến Sỹ

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang