• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Vực dậy cây bông ở Tây Nguyên

Nguồn tin: Đài tiếng nói Việt Nam, 24/06/2009
Ngày cập nhật: 25/6/2009

Đã có thời, Tây Nguyên được xem là vựa bông của cả nước, nhưng 6 năm qua diện tích cứ tụt dần, nhiều nơi cây bông bị xoá sổ (!?) Trong khó khăn, Tây Nguyên đang dốc lực vực dậy cây bông vải

Mất dần chỗ đứng

Có thể xem năm 2002 là "năm lên ngôi" của cây bông Tây Nguyên. Cả vùng gieo trồng được 20.000 ha, chiếm 2/3 diện tích bông cả nước. 5 năm sau, năm 2007, diện tích bông Tây Nguyên giảm xuống còn 3.500 ha, năm 2008 còn gần 1.000 ha và năm 2009 tụt xuống một cách thảm hại, chỉ còn 400 - 500 ha. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích bông nhiều nhất Tây Nguyên, năm 2002 đạt gần 15.000 ha. Tại đây đã hình thành nhiều vùng trồng bông tập trung như: Cư M’gar, Buôn Đôn, Hòa Phú, Ea Kar… Năm 2003 còn 9.000 ha; năm 2004 giảm xuống 4.000 ha; Đến nay, Đắk Lắk chỉ còn 200 ha.

Điều đáng buồn là khi người trồng bông kỳ vọng khá nhiều vào cây bông thì cũng là lúc ngành bông bộc lộ những hạn chế “chết người”, nhất là giá mua quá thấp và được tăng theo tốc độ “rùa”. Năm 2001 giá mua bông hạt chỉ có 5.500đ/kg; đến năm 2006 chỉ tăng lên 6.000đ/kg và vụ bông 2007 - 2008 mới được nhích lên 7.000đ/kg, trong khi giá bông thế giới đã ở mức 1,65 USD/kg. Với năng suất từ 1 - 1,2 tấn bông hạt/ha và với giá mua bèo bọt như vậy, người trồng bông không sống nổi. Thay vì trồng bông, họ đã trồng các loại cây công nghiệp khác như: cà phê, cao su, tiêu, điều - đang có giá trên thị trường thế giới, hoặc những cây ngắn ngày có hiệu quả kinh tế cao hơn như: sắn, đậu tương, đặc biệt là ngô.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia ngành bông, ít nhất trong 5 - 6 năm gần đây, ngành bông chưa có giống bông mới nào vượt trội so với mấy giống bông kháng rầy trước đó. Trong lúc năng suất bông xơ trên thế giới đạt khoảng 760kg/ha thì nước ta năm cao nhất năng suất chỉ đạt 114kg/ha, thấp hơn 7 lần so với thế giới. Đây là nguyên nhân chính khiến cây bông vải mất tính cạnh tranh so các cây trồng khác. Bên cạnh đó, đặc điểm cây bông là chín rộ cùng thời điểm, tốn nhiều diện tích chứa, khó bảo quản, trong lúc sức mua của nhà máy lại có hạn. Nhiều nông dân thu hoạch xong để bông lâu ngày trong nhà vừa kém chất lượng, lại mất công bảo quản. Đây là nguyên nhân dẫn đến tiêu cực trong tổ mua bông. Nông dân phải cạy cục, nhờ vả, phải “lót tay” cán bộ để được mua trước, chấp nhận giá bông thấp.

Hậu quả là, những cánh đồng bông bạt ngàn các năm trước đã bị xóa sổ hoặc đẩy vào tận vùng sâu, vùng xa… Do thiếu nguyên liệu, hai nhà máy chế biến bông xơ với công suất 20.000 tấn sản phẩm/năm (được xây dựng tại hai tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai với tổng đầu tư 40 tỷ đồng) cũng đã phải “trùm mền”.

Nỗ lực vực dậy cây bông

Qua nhiều năm hoạt động, cộng với kết quả khảo sát của một cơ quan của Pháp cho thấy Việt Nam có đủ điều kiện về thổ nhưỡng, khí hậu, trình độ nông dân… để phát triển cây bông vải. Tuy nhiên, chúng ta lại thiếu chính sách trợ giá đối với sản xuất bông, nên cây bông vải rất khó cạnh tranh về giá trị so với những cây hoa màu khác trên những vùng đất tốt. Ông Nguyễn Hữu Bình, Trưởng ban Phát triển cây bông của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết: “Nhiều nước trên thế giới vẫn đang trợ giá đối với sản xuất bông, vì tuy giá bông xơ trồi sụt, không mang lại hiệu quả kinh tế cao nếu đứng một mình, nhưng trong chuỗi giá trị sản xuất ngành dệt may thì chủ động được nguồn nguyên liệu bông vải sẽ mang lại giá trị gia tăng rất cao.

Hiện tại, các tỉnh này đang tiến hành quy hoạch lại các vùng trồng bông, đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, hệ thống kênh mương dẫn nước… phục vụ thâm canh tăng năng suất, tăng nguyên liệu cho các nhà máy, tăng thu nhập cho nông dân. Vừa qua, Công ty CP Bông Tây Nguyên đã trình UBND tỉnh Đắk Lắk về chính sách ưu đãi đối với các hộ nông dân trồng bông niên vụ 2009 - 2010. Cụ thể: hỗ trợ 100% chi phí hạt giống cho nông dân ký hợp đồng sản xuất với công ty, với số lượng hạt giống tối đa 8kg/ha. Năm nay công ty vẫn giữ giá mua 9.000đ/kg cho cả bông loại 1 và loại 2.

Tại tỉnh Gia Lai, nhằm nâng diện tích cây bông vải lên 1.000 ha trong niên vụ 2009 - 2010, Công ty CP Bông Việt Nam chi nhánh Gia Lai đã hỗ trợ cho người trồng bông trên địa bàn, như: miễn phí 100% tiền hạt giống với số lượng hạt giống tối đa 8kg/ha; đầu tư chất điều hòa sinh trưởng, thuốc bảo vệ thực vật và phân bón với mức bình quân 3 triệu đồng/ha. Sản phẩm làm ra được công ty bao tiêu toàn bộ, với mức giá thấp nhất 9.000đ/kg và còn tăng theo giá thị trường.

Với những chính sách ưu ái khuyến khích người sản xuất, giá cả hợp lý có lợi cho người trồng bông, ngành bông hi vọng vụ sản xuất năm 2009 - 2010 cây bông sẽ được vực dậy với những tín hiệu tốt lành...

Theo định hướng chương trình phát triển cây bông bền vững giai đoạn 2008 - 2020, sẽ đầu tư 3.500 tỷ đồng cho 3 tỉnh Tây Nguyên là Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông để xây dựng vùng bông tập trung chuyên canh, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trên địa bàn”. (Ông Nguyễn Hữu Bình, Trưởng Ban Phát triển cây bông (Vinatex)

Hồ Khánh Thiện

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang