• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Mở ra những cánh đồng 100 triệu đồng/ha

Nguồn tin: VNECONOMY, 20/04/2005
Ngày cập nhật: 21/4/2005

Với tổng diện tích đất nông nghiệp 7.889,2 ha, trong đó đất trồng cây hàng năm là 7.256,5 ha, nền kinh tế nông nghiệp của huyện Thường Tín đã sớm có chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng. Đất canh tác được chia làm 2 vùng Đông và Tây. Phía Tây chủ yếu là đất thịt, thuận lợi cho việc cấy lúa, nuôi trồng thuỷ sản và trồng xu hào, cải bắp, khoai tây. Phía Đông là vùng đất pha cát lẫn đất thịt nhẹ, phù hợp với trồng rau màu.

Đưa chúng tôi đi thăm những cánh đồng chuyển đổi từ trồng lúa sang rau màu, ông Lưu Văn Phúc, trưởng phòng nông nghiệp - phát triển nông thôn huyện Thường Tín, Hà Tây quả quyết: “Với sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh, của huyện cùng các cơ chế, chính sách trong phát triển nông nghiệp, công cuộc chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng từ lâu đã đem lại cho Thường Tín những cánh đồng hàng trăm triệu đ/ha.

Tuy nhiên không chỉ dừng ở đây, trong thời gian tới, huyện sẽ thực hiện những giải pháp nâng hiệu quả đồng đều giữa các vùng, cùng với các ngành khác, góp phần chuẩn bị thiết thực để xây dựng Thường Tín thành huyện đầu tầu của nền kinh tế toàn tỉnh Hà Tây.

Mỗi chất đất áp dụng một mô hình

Từ cuối những năm 90, ở những vùng có nhiều diện tích phù hợp với trồng lúa, huyện đã tập trung chỉ đạo cơ cấu giống lúa đạt chất lượng cao, lúa cao sản nhằm tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác. Những xã có nhiều diện tích trũng, sản xuất kém hiệu quả như Lê Lợi, Thư Phú, Dũng Tiến... thì tập trung mô hình chuyên thả cá, nuôi lợn, vịt và trồng cây ăn quả.

Do kết hợp được giữa trồng trọt và chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, thuỷ sản nên mô hình này mang lại hiệu quả tương đối cao. Những vùng có địa hình cao, chất đất pha cát hoặc thịt nhẹ như Vạn Điểm, Tự Nhiên... thì áp dụng mô hình trồng cây ăn quả, có thể tận dụng trồng xen những cây khác hoặc trồng hoa, cây cảnh. Mô hình này không tốn nhiều công chăm sóc lại cho giá trị cao. Ví như mô hình trồng đào ở Vân Tảo, năm thứ nhất cho thu nhập 89 triệu đồng/ha, từ năm thứ hai trở đi, thu nhập trên 200 triệu đồng/ha, mô hình trồng táo và địa điền cho thu nhập 152,7 triệu đồng/ha.

Ông Lê Ngọc Luận, Chủ nhiệm HTX Tân Minh cho biết: trước đây, người dân Tân Minh vốn đã có truyền thống trồng rau thơm. Hiện nay tất cả các thôn trong xã đều có diện tích trồng loại cây này. Người nông dân có thể thâm canh mỗi năm hàng chục lứa rau màu, đạt hiệu quả từ 80 –220 triệu đồng/ha. Nhờ đó đã tạo công ăn việc làm và thu nhập hàng ngày cho xã viên, hầu hết các hộ tham gia trồng từ 2 sào rau thơm trở lên đều có thu nhập trên 50 triệu đồng/năm.

Thu nhập trên 50 triệu đồng/hộ/ năm

Trồng rau màu tốn ít đất, nâng giá trị sử dụng đất lên nhiều lần. Cây rau la ghim lại trưởng thành nhanh, thời gian cho thu hoạch ngắn. Hơn nữa bỏ vốn ra chẳng là bao. Vốn lớn nhất là mất công chăm bón, thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm. Đổi lại, loại rau này cho thu nhập cao gấp 5 -7 lần so với trồng lúa. Tuy nhiên, nó lại phụ thuộc nhiều vào thời tiết, nếu trời quá lạnh hoặc qúa nóng, rau có thể bị lụi. Vì vậy nếu quy hoạch được vùng rau an toàn, áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, rau la ghim Tân Minh sẽ có thị trường rộng hơn và cho giá trị kinh tế cao hơn.

Hiện huyện đang thực hiện chỉ đạo dồn ô đổi thửa; chỉ đạo các ngành giúp các xã tổ chức thực hiện việc quy hoạch, chuyển đổi những vùng thuận tiện cho trồng rau, chuyển đổi diện tích rau màu sản xuất hiệu quả chưa thật cao sang diện tích rau màu có hiệu quả cao hơn. Đồng thời tận dụng diện tích thùng đào, thùng đấu, mặt nước chưa sử dụng sang nuôi trồng thuỷ sản.

Để giúp bà con yên tâm ổn định sản xuất, hàng năm, huyện đã trích ngân sách 200-300 triệu đồng đầu tư cho cơ sở hạ tầng, xây dựng mô hình, đầu tư KHKT. Từ đó phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, đẩy mạnh ứng dụng KHKT, công nghệ mới vào sản xuất, thực hiện cấp I hoá giống lúa chuyển đổi mô hình canh tác để phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại. Bên cạnh đó, huyện còn chú trọng đẩy mạnh phát triển ngành nghề phụ, giúp các hộ gia đình tăng thu nhập. Với bước đi này, không chỉ từng hộ nông dân được đổi đời mà diện mạo nông nghiệp, nông thôn ở nhiều xã trong huyện cũng thực sự khởi sắc.

Huyền Ngân

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang