• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nông dân cũng phải hội nhập

Nguồn tin: VNECONOMY, 21/04/2005
Ngày cập nhật: 21/4/2005

Việc nước ta hội nhập nền kinh tế thế giới vừa đem lại nhiều lợi ích vừa đặt ra nhiều thách thức, trong đó có kinh tế nông nghiệp. Nông dân cần làm gì trong tiến trình hội nhập? Đó là một trong những vấn đề được đặt ra trong hội thảo "Kinh tế nông thôn trên đường hội nhập" do BCH Trung ương (BCH TW) Hội nông dân Việt Nam tổ chức tại Long An ngày 19/4/2005.

Hội nghị tập trung tìm ra biện pháp xoá những tồn tại trong ngành nông nghiệp như: sản xuất manh mún, nhỏ lẻ; sản lượng gạo chưa xứng với tiềm năng, công nghệ sau thu hoạch lạc hậu; thương hiệu nông sản còn đang bỏ ngỏ.

Theo ông Lê Hoàng Minh, Phó chủ tịch BCH TW Hội nông dân Việt Nam, muốn nhanh chóng hội nhập, trước hết đòi hỏi người nông dân phải tự nỗ lực. Họ phải liên kết nhau để cùng sản xuất ra khối lượng hàng hoá đủ cho nhu cầu xuất khẩu; không ngừng nâng cao chất lựơng hàng hoá, học cách bảo quản sau thu hoạch và có chiến lược xây dựng thương hiệu hàng hoá nông sản. Nói cách khác, nông dân hiện nay phải sản xuất và bán những sản phẩm mà thị trường cần chứ không phải bán những sản phẩm mà họ đang có.

Theo GS Võ Tòng Xuân, Nhà nước cần tổ chức cho nông dân tham gia hợp tác xã (HTX) hoặc cụm liên kết với kĩ thuật nông nghiệp cao. Mỗi HTX hay cụm liên kết là vùng nguyên liệu của một doanh nghiệp. Nhà nước cũng nên có cơ chế ràng buộc giữa nông dân và doanh nghiệp.

Hiện tại, một số tỉnh ĐBSCL và Đông Nam Bộ thực hiện một số hoạt động thúc đầy kinh tế nông nghiệp phát triển như phối hợp với ngân hàng cho vay vốn, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, vận động nông dân sản xuất nông nghiệp gắn với thị trường, thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, vận động chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hứơng hiệu quả chất lượng cao...

Chẳng hạn, tỉnh An Giang tổ chức sản xuất gắn với dạy nghề theo 3 nhóm đối tựơng chính: nông dân chuyên ngành nông nghiệp, nông dân chuyển sang ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và nhóm lao động nông nghiệp có nhu cầu việc làm phi nông nghiệp. Xây dựng mô hình câu lạc bộ nông dân ứng dụng Internet và tổ chức tập huấn sử dụng máy vi tính. Khởi động chương trình mỗi làng một sản phẩm và chọn "sao" cho sản phẩm. Bước đầu, tỉnh có 154 nhóm hộ cùng ngành nghề, hơn 2.000 tổ liên kết sản xuất, 252 câu lạc bộ nhân dân, 119 HTX. Còn Công ty chế tạo động cơ Vinappro góp phần vào phong trào cơ giới hoá nông nghiệp bằng việc kí kết với Hội nông dân TW các tỉnh phía Nam thực hiện phương thức bán máy trả chậm cho nông dân từ năm 2001.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều vướng mắc. Theo đại diện Hội nông dân các tỉnh, cần xác định rõ những cây trồng và vật nuôi chủ lực, có ưu thế cạnh tranh của từng tỉnh. Khuyến khích thu hút đầu tư trong và ngoài nước để xây dựng các nhà máy chế biến nông sản tiên tiến tại các khu công nghiệp tập trung gắn với vùng nguyên liệu.

Hội nông dân tỉnh Bạc Liêu kiến nghị Chính phủ cần thống nhất qui hoạch tổng thể vùng, nhất là công trình dự án "xương sống" cấp vùng như cụm công nghiệp, khu công nghiệp và xác định cụ thể đơn vị có trách nhiệm thực hiện các công trình này. Thống nhất thị trường toàn vùng và tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại.

Hội nông dân Tp.HCM cho rằng, cần tiếp tục đẩy mạnh việc chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp ngoại thành bằng việc định hình đầu tư trọng điểm các vùng chuyên canh, chuyên doanh nông sản hàng hoá phù hợp với nhu cầu thị trường. Doanh nghiệp hoá nền nông nghiệp thành phố, thay đổi vị trí và vai trò của chủ thể sản xuất từ nông hộ, đa dạng hoá các thành phần sang doanh nhân, các hợp tác xã, công ty, kinh tế trang trại.

Đối với Tp.HCM, Trung tâm hỗ trợ nông dân Tp.HCM sẽ là đối tác quan trọng để mở ra một số doanh nghiệp là chủ thể sản xuất từ đầu đến cuối. Họ có thể làm đầu mối mở ra hợp tác xã hoặc các công ty cổ phần, các xí nghiệp liên kết với nông dân. Từ đó sẽ tạo ra những sản phẩm có giá thành rẻ, chất lượng và mẫu mã đẹp. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền vận động nhân dân có ý thức nâng cao trình độ văn hoá, kiến thức tay nghề trong sản xuất nông nghiệp, công nghệ sạch và an toàn cho người tiêu dùng, nắm bắt thông tin thị trường...

Phía Ngân hàng Nông nghiệp, người bạn đồng hành của nông dân trong tiến trình hội nhập, cho biết, sắp tới sẽ có thêm chương trình như cho vay đối với HTX mới, cho vay vốn chuyển đổi giống cây trồng có giá trị kinh tế cao, cho vay vốn nuôi trồng thuỷ sản theo mô hình công nghiệp hoặc bán công nghiệp hoặc các loại thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, cho vay xây dựng chuồng trại... Ngân hàng phối hợp với chính quyền địa phương đánh giá xếp loại khách hàng, để giải quyết nhanh chóng nhu cầu vay vốn hợp lí của nông dân.

Kim Oanh

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang