• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Lên núi trồng cây thuốc

Nguồn tin: Thanh Niên, 12/06/2009
Ngày cập nhật: 14/6/2009

Lương y Nguyễn Thiện Chung là thầy thuốc đầu tiên ở vùng Bảy Núi (An Giang) kinh doanh bằng nghề trồng thuốc núi. Hiệu quả của một công đất trồng thuốc núi gấp 2 đến 5 lần so với trồng lúa, làm vườn.

Ông Nguyễn Thiện Chung, là Chủ tịch Hội Đông y huyện Tịnh Biên (An Giang). Ông cho biết mấy năm trước các cây thuốc núi như bí kỳ nam, hoằng đương, sa nhân, ngải móng trâu, bạc thao đá... mọc khắp nơi trên Bảy Núi, nay thì gần như tuyệt chủng. Những loại thuốc núi được bày bán nhan nhản với giá khá cao trên đường lên núi Cấm đa phần đều là thuốc núi dỏm. Thế nên những năm gần đây có dịp đi xa ông Chung đều chú tâm săn tìm các cây thuốc núi trồng xen canh dưới tán rừng rộng 3 ha.

Ông Chung nói: “Nguồn dược liệu thiên nhiên ngày càng ít đi, trong khi đó các công ty chế biến thuốc rất cần nguồn thảo dược chiết xuất làm thuốc nên tương lai người trồng thuốc núi sẽ rất khá. Thuốc núi trồng không nặng công chăm sóc, ít tốn tiền phân bón, không lo sâu rầy tấn công, thời tiết khô hạn hay lạnh lẽo cũng không làm cây èo uột”. Theo ông, các loại cây thuốc dạng cây leo như bí kỳ nam giá 55.000 đồng/kg, bạch thao đá 80.000 đồng/kg, đều bán rất chạy. Hiện các công ty dược đang săn lùng mua cây đinh lăng, có bao nhiêu cũng mua sạch. Cây đinh lăng từ rễ cho đến lá đều là vị thuốc. Lá đinh lăng bán được 30.000 - 40.000 đồng/kg, 1 công đất trồng đinh lăng sau một mùa thu lợi nhuận 15 triệu đồng.

Tháng 5 vừa qua, ông Chung đã cùng một số hộ dân ký kết với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco (Đồng Tháp) hợp đồng cung ứng một số cây thuốc núi trên diện tích 1,5 ha. Theo đó thuốc núi đến mùa thu hoạch sẽ được công ty bao tiêu sản phẩm.

Các loại cây thuốc khác như nam xuyên khung, ngải đen cũng cho thu nhập rất tốt. Ông Chung ví dụ 1m2 đất núi trồng được 10 bịch nam xuyên khung là có thể bỏ túi được từ 100.000 - 250.000 đồng. Như vậy 1 công trồng nam xuyên khung cho lợi nhuận bằng 2-5 công đất lúa. Còn ngải đen trị đau bụng, nhức mỏi nhà vườn bán 25.000 - 30.000 đồng/kg, các tiệm thuốc lớn thì bán 30.000 - 50.000 đồng/kg, nếu so với trồng gừng thì thu hoạch cao gấp 3 lần.

Hiện các cơ sở chế biến dược phẩm đã hợp đồng với ông đặt hàng ươm trồng 50 loại thảo dược, đại diện các công ty chế biến của Đài Loan, Nhật cũng đã đặt vấn đề với ông Chung trồng một số loài thảo dược theo yêu cầu nhưng ông đang đắn đo chưa nhận lời vì lo không đủ sức đầu tư.

Tại sao thuốc núi dễ trồng cho thu nhập cao nhưng hàng trăm hộ dân trên vùng đồi núi lại bỏ qua nguồn lợi này? Theo ông Chung, người dân trồng thuốc núi nhưng tản mác, không tập trung loại cây nào, cũng không nhất quán vùng nào trồng cây nào nên các công ty dược rất khó thu mua số lượng lớn. Nếu địa phương đứng ra quy hoạch vùng trồng thuốc núi và liên kết với các cơ sở chế biến dược liệu trong và ngoài nước thì người trồng thuốc sẽ rất thuận lợi về đầu ra.

Thanh Dũng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang