• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đồng bằng sông Cửu Long: Nông dân Khmer thuê chuyên gia làm rẫy, trồng lúa

Nguồn tin: Sài Gòn giải phóng, 13/06/2009
Ngày cập nhật: 14/6/2009

Chuyện những nông dân Khmer góp tiền thuê chuyên gia về phum, sóc hướng dẫn trồng lúa, rau màu hay “bắt tay” với các doanh nghiệp bằng hợp đồng bao tiêu nông sản đang trở nên “thời sự” ở ĐBSCL.

Hùn tiền mướn... thạc sĩ

Vừa đến xã Hòa Ân huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh (thuộc diện vùng sâu vùng xa) chúng tôi đã nghe người dân râm ran về cách làm ăn khó tin của 13 hộ dân Khmer nghèo ấp Tà Kháo là: hùn tiền mướn một thạc sĩ nông nghiệp bày cách “mần” ruộng, kết quả trúng lắm.

Chúng tôi đến ấp Tà Kháo, tìm gặp những nông dân đặc biệt này. Vừa từ rẫy rau màu về đến nhà, nông dân Thạch Thai phấn khởi nói: “Nhờ “thầy” Tùng chỉ cách trồng màu mới nên nhiều nông dân ở đây trúng mùa “chưa từng thấy” chú ơi! Ông thầy này lại hiền lành, thiệt tình nên dân ở đây ai cũng thích”.

Để chứng minh cho cách làm ăn bài bản của mình cùng 12 hộ lân cận, Thạch Thai đưa chúng tôi xem bản hợp đồng… thuê chuyên gia chỉ cách “mần” rẫy. Bên A: là 13 hộ dân nghèo ở ấp Trà Kháo xã Hòa Ân (huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh), thuê bên B: là thạc sĩ Phạm Chí Tùng, Trưởng bộ môn trồng trọt và phát triển nông thôn, Khoa Nông nghiệp, Đại học Trà Vinh.

Các điều khoản hợp đồng khá cụ thể: thạc sĩ Tùng có trách nhiệm tư vấn về kế hoạch sản xuất, kỹ thuật canh tác các đối tượng cây trồng phù hợp trên diện tích đất mà các hộ nông đã đăng ký với hình thức tư vấn trực tiếp trên đồng ruộng. Ít nhất mỗi tuần, thạc sĩ Tùng phải “thăm” rẫy một lần và cùng các hộ dân bên A kiểm tra, khảo sát từng thửa ruộng.

Sau đó, từng nông hộ đánh giá về thửa ruộng của mình và của các hộ khác; thạc sĩ Tùng sẽ đưa ra ý kiến của mình và tư vấn cho bà con. Hợp đồng có thời gian thực hiện trong 6 tháng; mỗi tháng, 13 nông dân này trả công cho thạc sĩ Tùng 100.000 đồng/công đất canh tác. Bên A có quyền chấm dứt hợp đồng nếu thấy không cần đến sự tư vấn.

Ngược lại, các nông hộ này cam kết làm theo chỉ dẫn thầy Tùng và thầy bảo đảm nếu làm đúng kế hoạch thì sẽ không bị lỗ.

Hiệu quả của cách làm ăn mới này rất lớn và trở thành điểm học hỏi kinh nghiệm của nông dân địa phương, 13 nông hộ rất “tự hào” về quyết định của mình.

Nông dân Thạch Sết chia sẻ: “Trước đây nhà tui từng trồng nhiều cà chua, chi phí đầu tư lúc đó tới gần 3 triệu đồng/công đất (1.000m²)/vụ, chỉ thu lời 1,5-2 triệu đồng. Từ khi có sự hợp tác, thạc sĩ Tùng chỉ dẫn kỹ thuật, chọn giống, bón phân, tưới nước… vụ cà chua vừa rồi, tôi thu lời gấp 3 lần so với trước. Mỗi công đất mình lời thêm 3-4 triệu đồng, trong khi chi phí mướn chuyên gia chỉ có 100.000-200.000 đồng”.

Được biết, làm theo tư vấn của chuyên gia Tùng, 13 nông hộ này hạn chế triệt để việc sử dụng phân, thuốc hóa học, tăng cường dùng phân hữu cơ, phân vi sinh…, từ đó, giảm chi phí đầu tư 40%.

Trồng lúa, màu theo hợp đồng bao tiêu

Vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang là nơi tập trung đông đồng bào Khmer sinh sống, chủ yếu bằng nghề nông theo tập quán sản xuất cũ nên nông sản làm ra chất lượng không cao, bị động về đầu ra. Gần đây, nhiều nông hộ Khmer đã mạnh dạn bắt tay với các doanh nghiệp sản xuất nông sản theo hợp đồng bao tiêu.

Ông Chau Sơn Sóc Kunh, nông dân ở khóm Xuân Phú thị trấn Tịnh Biên huyện Tịnh Biên, phấn khởi nói: “Mấy năm nay, nhờ Nhà nước đầu tư thủy lợi, giống mới nên năng suất lúa ở vùng này tăng lên gần 6 tấn/ha. Nhưng điều làm cho bà con mừng nhất là việc ký hợp đồng với đơn vị thu mua hàng hóa nông sản, bảo đảm giá cả hợp lý, không còn phải lo chuyện ế ẩm…”.

Năm 2007, nông dân Chau Sơn Sóc Kunh đi vận động bà con trong khóm Xuân Phú thị trấn Tịnh Biên thành lập tổ hợp tác sản xuất với 16 hộ thành viên, tổng diện tích canh tác 24ha. Tổ hợp tác sản xuất được địa phương giới thiệu ký hợp đồng với Công ty Agimex, tỉnh An Giang - đầu tư giống và thu mua sản phẩm.

Công ty Agimex đầu tư 30% chi phí giống lúa chất lượng cao, hướng dẫn kỹ thuật và thu mua toàn bộ lúa hàng hóa của tổ hợp tác. Nhờ đó, việc sản xuất lúa giảm nhiều chi phí mà vẫn đạt năng suất cao”.Trong khi đó, nhiều nông dân Khmer ở huyện Tri Tôn cũng trồng màu theo hợp đồng bao tiêu với doanh nghiệp.

Ông Chau Sóc Kunh, ấp Phước Thọ xã Ô Lâm huyện Tri Tôn, cho biết: “Trước đây, cây mè trồng rất khó tiêu thụ. Nhưng 2 năm nay, chúng tôi được một doanh nghiệp ở Cần Thơ bao tiêu với giá 20.000 đồng/kg. Bà con rất mừng, không còn phải chạy tìm thương lái bán mè... giá rẻ”.

Ông Trần Văn Mì, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Tri Tôn, nhận định: “Bà con Khmer đang thay đổi dần phương thức sản xuất, có tính định hướng. Nhiều nông hộ Khmer giờ rất chú trọng đến việc chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi theo hướng chất lượng và thị trường ưa chuộng. Tuy số lượng, chủng loại nông sản được bao tiêu chưa nhiều, nhưng đã tạo được tâm lý phấn khởi cho bà con. Chúng tôi sẽ tìm nhiều doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu lúa chất lượng cao, đậu phộng, dược liệu... để giúp đồng bào Khmer tăng thu nhập, nâng cao đời sống”.

Phó Giám đốc Trung tâm Học tập cộng đồng xã Hòa Ân huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh nói, công việc của chuyên gia Phạm Chí Tùng (hướng dẫn, tư vấn) cho nông dân có hiệu quả lớn nên họ không ngần ngại bỏ tiền thuê chuyên gia. Đặc biệt, sản phẩm được sản xuất theo quy trình này đã đạt tiêu chuẩn rau sạch nên dễ tiêu thụ, giá cao.

BÌNH ĐẠI-NGUYÊN THANH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang