• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Vườn trôm trên đỉnh Gồ Răng (Ninh Thuận)

Nguồn tin: Thanh niên, 10/06/2009
Ngày cập nhật: 12/6/2009

Vườn trôm nằm trên đỉnh núi đá Gồ Răng thuộc xã Phước Nam, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận có hơn 45 ha cây trôm xanh tốt, đang trong thời kỳ thu hoạch.

Ông Châu Hội (thôn Phước Lập, xã Phước Nam), người đầu tiên tạo lập vườn trôm, kể: “Trước đây, ở trên núi đá Gồ Răng cây trôm mọc rất nhiều, nó chịu hạn rất tốt. Đến mùa khô, người dân đua nhau đi lấy mủ, bán cho thương lái. Vì không biết cách lấy mủ, thậm chí một số người đã khai thác tận diệt bằng cách vạt vỏ khi cây chưa trưởng thành hoặc đốt luôn thân để lấy mủ... Thấy cây trôm dần biến mất trên vùng núi đá, mủ trôm ngày càng khan hiếm nên tôi quyết định tìm hạt, ươm giống lập vườn trôm”. Năm 2000, được sự giúp đỡ của Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Ninh Phước, ông Hội bắt tay vào trồng hơn 3 ha cây trôm trên triền núi Gồ Răng. Vườn trôm được trồng ngay hàng thẳng lối, hàng cách hàng 4m, cây cách cây 5m, trông rất đẹp mắt. Ông Hội nói: “Đây là cây lâm nghiệp nên việc trồng và chăm sóc cũng đơn giản. Chỉ sợ gia súc vào phá vì lá trôm ngọt, hợp khẩu vị với chúng. Chi phí từ khi trồng đến thu hoạch (7 năm) vào khoảng 10 triệu đồng/ha”.

Năm ngoái, vườn trôm ông Hội thu hoạch đợt mủ đầu tiên được một tấn, trừ chi phí, ông thu được gần 100 triệu đồng. Cây trôm càng lớn thì mủ càng nhiều, bình quân một cây cho từ 1-2 kg mủ/năm. Kỹ thuật lấy mủ trôm cũng tương tự như cách lấy mủ cao su, nhưng không cần gáo hứng mủ. Trên thân cây, người ta đục nhiều lỗ vuông (chừng 4 cm2) để nhựa (mủ trôm) tiết ra, đông thành từng cục nhỏ tự bám vào vỏ cây. Mủ trôm kỵ nước mưa, nên chỉ khai thác được trong những tháng thời tiết nắng nóng. Nếu trong thời gian thu hoạch mà gặp trời mưa thì đợt mủ đó sẽ bị phân hủy.

Ông Đặng Kim Cương - Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ ven biển Ninh Phước - Ninh Thuận cho biết: “Trôm có tên khoa học Stereulia Foetida, là loại cây rừng bản địa, phát triển tốt ở những vùng đất khô hạn. Hầu hết đất nông nghiệp bạc màu ở vùng này được người dân chuyển sang trồng cây trôm. Về nguyên tắc, đến năm thứ sáu mới bắt đầu lấy mủ và sản lượng mủ sẽ tăng dần theo thời gian”. Bình quân thu nhập từ mủ trôm chừng 30 triệu đồng/ha/năm và những năm tiếp theo sản lượng mủ trôm sẽ tăng dần, thu nhập cũng theo đó tăng lên. Ở thời điểm hiện nay, các thương lái thu mua mủ trôm giá dao động từ 100.000 - 180.000 đồng/kg. Theo ông Cương, hiện đầu ra sản phẩm chưa được ổn định, phụ thuộc vào thị trường trong nước. Khi cần hàng, các lái buôn cho người vào tận vườn để thu mua, nhưng nông dân cũng thường hay bị ép giá ở thời điểm thu hoạch rộ.

Ông Nguyễn Ngữ - Trưởng phòng Nghiên cứu công nghệ và thiết bị sau thu hoạch (Phân viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch), điện thoại số 0909.303046), cho biết: Giá trị lớn nhất của cây trôm là mủ (gum karaya), đây là loại nguyên liệu quan trọng dùng trong công nghiệp chế biến nước giải khát. Ngoài ra, mủ trôm được dùng làm hợp chất dán trong phẫu thuật, nha khoa; sử dụng trong chế độ ăn kiêng giảm cân và làm chất ổn định trong nước sốt (sauce). Phân viện đã xây dựng được quy trình sơ chế mủ trôm khi thu mua; quy trình chế biến mủ trôm làm thức uống giải khát.

Thiện Nhân

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang