• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

ĐBSCL: Bất cập trong sản xuất và quản lý giống lúa

Nguồn tin: Báo Cần Thơ, 08/06/2009
Ngày cập nhật: 9/6/2009

Theo nhận định của các nhà chuyên môn và ngành nông nghiệp, công tác sản xuất giống và quản lý giống cây trồng, thủy sản ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) còn nhiều hạn chế, bất cập. Việc đầu tư nguồn kinh phí cho công tác nghiên cứu thấp và ứng dụng những công trình nghiên cứu này trong thực tế chưa nhiều. Hàng loạt những vướng mắc này đã tác động rất lớn đến việc xây dựng thương hiệu, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản vùng ĐBSCL trên thị trường quốc tế.

Chưa tạo được đột phá trong sản xuất giống

Thống kê của Cục Trồng trọt Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), giống lúa xác nhận của vùng ĐBSCL chỉ đáp ứng hơn 30% diện tích gieo sạ hằng năm của toàn vùng. Trong đó, hệ thống sản xuất lúa giống chính quy khoảng 9%, còn lại là được cung cấp từ 3.600 hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất, câu lạc bộ khuyến nông địa phương.

Ông Lư Xuân Hội, Phó Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, cho biết: “Trung tâm thành lập từ năm 2004, nhưng hoạt động khá vất vả, do kinh phí được cấp hằng năm chỉ 1,2 tỉ đồng. Do vậy, năng lực sản xuất lúa giống của trung tâm và cả mạng lưới trong dân chỉ đạt 300-400 tấn/năm, trong khi nhu cầu trong tỉnh lên đến 10.000 tấn/năm”. Theo ông Hội, trung tâm chọn 4 giống lúa (OM 4900, OM 6073, OM 6162 và HG 2) làm cơ cấu giống chủ lực trong tỉnh để nghiên cứu sản xuất. Những giống này thích nghi rộng, chống chịu tốt với sâu bệnh, mềm cơm và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Hiện trung tâm đã ký hợp đồng với hợp tác xã và câu lạc bộ để nhân rộng sản xuất giống lúa xác nhận nhằm đáp ứng nhu cầu gieo sạ trên địa bàn tỉnh thời gian tới.

Trong khi đó, cơ sở hoạt động của Trung tâm Giống nông nghiệp TP Cần Thơ đang xuống cấp. Thạc sĩ Ngô Hùng Dũng, Giám đốc trung tâm, cho biết: “9 nhà lưới của trung tâm đã xuống cấp, trong khi đó thiết bị chưa được đầu tư đúng mức. Việc khảo nghiệm giống phải nhờ Trung tâm Khảo nghiệm Quốc gia ở TP Hồ Chí Minh. Đầu tư phòng thí nghiệm tốn hàng trăm triệu đồng, mà kinh phí hoạt động mỗi năm được cấp hơn 1 tỉ đồng”. Thành phố đã thông qua chương trình nông nghiệp chất lượng cao, chọn sản xuất giống lúa và thủy sản làm khâu đột phá. Trong đó, tập trung củng cố, đầu tư cơ sở vật chất cho trung tâm giống nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác nghiên cứu, nhưng đến nay các hạng mục đầu tư chưa được triển khai xây dựng đồng bộ.

Hiện toàn vùng ĐBSCL gieo trồng trên 100 giống lúa, trong đó chủ lực chừng 20 giống và 80% giống có nguồn gốc từ Viện lúa ĐBSCL. Do vậy, việc xây dựng thương hiệu cho hạt gạo ĐBSCL ít nhiều bị ảnh hưởng bởi bất cập này. Trên thực tế, hằng năm ĐSBCL cần khoảng 400.000 tấn giống lúa xác nhận, nhưng nguồn cung không đáp ứng nhu cầu. Thậm chí, có thời gian dài, diện tích làm giống của vùng chỉ chiếm 2% trên tổng diện tích gieo sạ. ĐBSCL đang thiếu trung tâm kiểm nghiệm hạt giống đạt chuẩn, hiện chỉ có trung tâm của Viện lúa ĐBSCL.

Tiến sĩ Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, nêu thực trạng: “Lâu nay, nội dung cải tiến giống cây trồng quá nghiêng về tính kháng sâu bệnh gây hại xét theo cơ sở di truyền của cây chủ nhiều hơn cây ký sinh. Do đó, tính kháng trở nên kém bền vững- chủ yếu lúa, rau, đậu. Nhà chọn giống chưa phối hợp tốt với nhà sinh học, khoa học đất, thủy lợi... nên việc chọn giống chỉ mới dừng lại ở cơ chế né tránh, thoát và rất ít kiểu gien biểu hiện chống chịu khô, hạn, mặn, phèn, ngập úng...”. Theo Tiến sĩ Bửu, ngập lụt và xâm nhập mặn sẽ trở thành vấn đề lớn trong nhiều năm tới. Do đó, công tác nghiên cứu giống để chống chịu với biến đổi khí hậu phải được ưu tiên đầu tư ngay từ bây giờ.

Việc yếu kém trong công tác nghiên cứu, sản xuất giống không chỉ ở cây lúa mà cả trên lĩnh vực thủy sản, cây ăn trái. Diện tích tôm chết, các loại bệnh trên cây có múi đều gia tăng hằng năm, trong đó có nguyên nhân do thiếu giống chất lượng và khả năng chống chịu. TS Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, nói: “Sở dĩ có tình trạng này là do các địa phương thả nổi trong công tác quản lý giống. Chưa có chính sách rõ ràng, thiếu vùng nguyên liệu rộng lớn để cho ra sản phẩm đồng nhất và công tác nghiên cứu giống chưa đáp ứng nhu cầu thực tế”.

Nâng cao chất lượng cây giống- cách nào?

Tiến sĩ Nguyễn Thị Lang, Trưởng bộ môn Di truyền giống, Viện lúa ĐBSCL, cho biết: “Mỗi năm Viện lúa chỉ cung ứng 100 tấn lúa giống nguyên chủng, trong khi nhu cầu rất lớn. Do vậy, cần có chương trình giúp các tỉnh, thành nhân giống tại chỗ, không nên phó mặc cho nông dân do sẽ kéo theo nhiều bất cập khác, bởi lẽ chất lượng lúa giống không đảm bảo, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và sản lượng cũng như thu nhập của nông dân”.

Năm 2008, lần đầu tiên Việt Nam được châu Âu cấp chứng chỉ GlobalGap về sản xuất lúa cho Hợp tác xã Mỹ Thành (xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang), đây là điều kiện nhân rộng mô hình toàn vùng. Ngoài cây lúa, một số hợp tác xã trồng cây ăn trái của vùng ĐBSCL đã có sản phẩm vào được các thị trường khó tính, như: Hợp tác xã Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim (Tiền Giang), Hợp tác xã Mỹ Hòa (Vĩnh Long). Hai hợp tác xã này đã được chứng nhận GlobalGap- sản xuất theo qui trình sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu và truy nguyên được nguồn gốc nhờ đầu tư khép kín từ khâu giống, sản xuất, đóng gói...

Biến đổi khí hậu, sẽ ảnh hưởng nặng nề đến năng suất lúa và các loại cây trồng khác của vùng ĐBSCL trong thời gian tới. Điều này đặt ra thách thức cho ngành nông nghiệp trong công tác nghiên cứu giống. Tiến sĩ Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, cho rằng: “Để thích ứng và vượt qua thách thức do biến đổi khí hậu trong tương lai, công tác nghiên cứu giống phải thay đổi ngay từ bây giờ. Với tầm quan trọng như vậy, nhiều nước trên thế giới đã hoạch định thứ tự ưu tiên trong đầu tư nghiên cứu giống - cụ thể là những giống chống chịu khô hạn, mặn”. Ngoài ra, theo Tiến sĩ Bửu, giống cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn ngày cũng sẽ góp phần cho mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo xu hướng bền vững.

NGUYỄN HÀ PHƯƠNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang