• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bucap - Hiệu quả trên đồng ruộng

Nguồn tin: Báo Quảng Nam, 08/06/2009
Ngày cập nhật: 9/6/2009

Với sự trợ lực từ nhiều phía, nông dân Quảng Nam đã ứng dụng mạnh mẽ tiến bộ của khoa học - công nghệ vào quá trình thâm canh cây lúa, nhờ vậy mà 9 năm trở lại đây năng suất lúa ở nhiều địa phương tăng lên đột biến. Trong đó, BUCAP là một trong những chương trình mang lại hiệu quả thiết thực trên đồng ruộng.

Sự “xuất hiện” cần thiết

Theo ông Nguyễn Định - Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh, cuối năm 1998 trở về trước, do thiếu đa dạng nguồn gen cây lúa nên suốt thời gian dài đồng ruộng Quảng Nam đã bị mất cân bằng hệ sinh thái. Không chỉ vậy, khi đó nguồn giống chính thống cung ứng cho nhu cầu sản xuất chỉ chiếm khoảng 20%, còn lại chủ yếu nông dân lấy lúa vụ này làm giống cho vụ sau nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại sâu bệnh nguy hiểm phát sinh và hoành hành liên tục trên diện rộng. Hậu quả, nhiều năm năng suất lúa đạt rất thấp.

Để giúp Quảng Nam nhanh chóng trút bỏ gánh lo khâu giống, đặc biệt là nâng cao kiến thức về giống và kỹ năng bảo tồn, phát triển đa dạng nguồn gen cây lúa cho nông dân, giữa năm 2000 đến nay, từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Cục BVTV (Bộ NN&PTNT), Chi cục BVTV tỉnh đã triển khai thực hiện sâu rộng dự án “Chương trình ứng dụng, bảo tồn phát triển đa dạng sinh học châu Á” (gọi tắt là chương trình BUCAP) trên địa bàn 21 xã, thị trấn của 10 huyện, thành phố, gồm: Núi Thành, Tam Kỳ, Phú Ninh, Tiên Phước, Thăng Bình, Quế Sơn, Duy Xuyên, Bắc Trà My, Hiệp Đức, Điện Bàn với sự tham gia của gần 1.000 hộ dân. Ông Nguyễn Định cho biết, chương trình Bucap chủ yếu tập trung so sánh, phục tráng, lai tạo giống và chọn dòng phân ly. Chín năm qua, dự án này đã mang lại hiệu quả rất thiết thực. Ngoài việc phục tráng được nhiều giống lúa đã bị thoái hóa nghiêm trọng, bà con nông dân đã chọn dòng phân ly và lai tạo thành công hàng chục giống lúa mới có khả năng kháng được nhiều loại sâu bệnh nguy hiểm, cho năng suất cao và sản phẩm gạo chất lượng. Cạnh đó, tiến hành so sánh, đánh giá nhiều loại giống mới trên từng chân đất khác nhau nhằm tìm ra các giống phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu từng vùng để đưa vào sản xuất trên quy mô lớn.

Nông dân phấn khởi, ngành chức năng ủng hộ

Thuộc vùng trung du, 310ha đất canh tác lúa của Quế Châu (Quế Sơn) đều nghèo dinh dưỡng, nhiễm phèn nặng. Do một số loại giống thường xuyên sản xuất đại trà (như X21, Xi23) đã bị lẫn tạp, thoái hóa, nông dân lại có tập quán sạ dày và rất lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu... nên vụ nào năng suất lúa cũng thấp, mỗi sào chỉ đạt 200kg khô. Vụ đông xuân 2007-2008, Chi cục BVTV Quảng Nam phối hợp cùng ngành nông nghiệp Quế Sơn và Hội LHPN xã tổ chức một khóa huấn luyện cụ thể và bài bản cho 30 hộ nông dân (chủ yếu ở thôn 2, 3, 4) để triển khai thực hiện thí điểm chương trình BUCAP trên tổng diện tích 4 sào đất pha cát. Không chỉ là những lý thuyết suông, các học viên còn được hướng dẫn thực hành nghiên cứu đồng ruộng. Qua 3 vụ sản xuất, ngoài việc chú trọng chọn dòng phân ly và so sánh giống, những hộ dân tham gia dự án này đã phục tráng và lai tạo được 21 nghìn ký giống chất lượng, gồm: QX3, QX10, NP12, X21,Xi23 để đảm bảo phục vụ việc gieo trồng cho gia đình và cung ứng cho thị trường tại chỗ. Đây là những giống lúa phù hợp trên những chân ruộng nhiễm phèn, pha cát, nghèo dinh dưỡng, rất ít bị sâu bệnh gây hại và cho năng suất rất cao.

Năm 2006 trở về trước, với 7 sào đất, vụ nào vợ chồng ông Nguyễn Lân (thôn 3, xã Quế Châu) cũng sản xuất lúa ăn, nhưng do nguồn giống không đảm bảo chất lượng, thiếu kỹ năng canh tác nên năng suất lúa thường rất thấp (khoảng 220kg/sào). Từ khi được chuyển giao kỹ thuật BUCAP, những ruộng lúa của ông Lân đã cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều. Vụ đông xuân vừa rồi, vợ chồng ông sản xuất 4 sào lúa giống QX10 và NP12, cấy với mật độ thưa nên ruộng nào cũng thông thoáng, cây lúa quang hợp tốt, đẻ nhánh khỏe, sâu bệnh gần như không xuất hiện. Tổng sản lượng lúa giống mà ông Lân thu về trong vụ này là 1.280kg khô (bình quân 1 sào cho năng suất 320kg, tăng 100 kg/sào so với thời điểm chưa triển khai dự án). Ngoài năng suất tăng đột biến, chi phí đầu tư cho giống và phân bón cũng giảm hơn 35%. Điều khiến vợ chồng ông Lân phấn khởi nữa là, thông qua HTX Dịch vụ - sản xuất nông nghiệp Quế Châu, nguồn giống họ làm ra đã được nhiều nông dân trong vùng chọn mua về gieo cấy vụ hè thu 2009, và họ bỏ túi hơn 9 triệu đồng. Cần nói thêm, mặc dù chất lượng trội hơn nhưng nguồn giống mà ông Lân và những hộ tham gia chương trình BUCAP cung ứng cho nông dân địa phương lại rẻ hơn so với giống lúa cùng chủng loại bán trên thị trường ít nhất 3 nghìn đồng/kg...

Không chỉ Quế Châu, 5 năm qua, bên cạnh việc phục tráng thành công giống Xi23 và Khang Dân 18, mỗi vụ Câu lạc bộ BUCAP xã Quế Xuân 1 (Quế Sơn) còn sản xuất và cung ứng cho bà con nông dân trong vùng hàng chục tấn giống lúa chất lượng cao với giá thành ưu đãi để chủ động phục vụ cho nhu cầu tại chỗ. Nhờ hướng đi ấy mà những thành viên trong Câu lạc bộ BUCAP này đã có cuộc sống đủ đầy hơn. Còn tại huyện miền núi Bắc Trà My, vụ đông xuân vừa qua Chi cục BVTV tỉnh cũng đã chọn 30 hộ dân ở xã Trà Sơn để hướng dẫn kỹ thuật, triển khai thực hiện chương trình này. Theo ông Nguyễn Nhuần - Trưởng phòng NN&PTNT huyện, đến nay địa phương đã chọn ra 4 giống lúa triển vọng, gồm OM2717, TK1, QX10, QX23. Về phục tráng, đã chọn được 300 bông lúa (giống Xi23) để tiếp tục theo dõi, so sánh trong những vụ sau nhằm tạo ra nguồn giống nguyên chủng, phục vụ sản xuất đại trà. Không chỉ vậy, cơ quan chuyên môn cũng chọn được 9 dòng phân ly, lai tạo được 60 hạt giống lai (của cặp OM2717 và X21) để làm vật liệu cho quá trình chọn dòng trong những vụ mùa kế tiếp...

Cần nhanh chóng nhân rộng chương trình BUCAP!

“Không còn nghi ngờ gì nữa, những năm qua, hiệu quả mà chương trình BUCAP đã mang lại cho nông dân Quảng Nam là rất thiết thực. Thời gian tới, bên cạnh việc tập trung chuyển giao kỹ thuật thâm canh cây lúa theo hướng “3 giảm, 3 tăng”, chủ động quản lý dịch hại tổng hợp thì ngành liên quan và chính quyền các địa phương cần đặc biệt quan tâm để nhanh chóng nhân chương trình này ra diện rộng!”.(Thứ trưởng Bộ NN&PTNN, Bùi Bá Bổng)

NGUYỄN VĂN SỰ

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang